Sơ cứu người bị tai nạn giao thông là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu biết cách sơ cứu thì có thể giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực với người bị tai nạn giao thông. Thế nhưng, không phải ai cũng nắm được cách sơ cứu đúng đắn trong trường hợp này, Hãy cùng MAGAZINESUSA tìm hiểu ý nghĩa của việc sơ cứu, các bước sơ cứu và lưu ý khi thực hiện qua bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của việc sơ cứu người khi bị tai nạn giao thông
Theo các chuyên gia, việc sơ cứu người khi bị tai nạn giao thông là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc sơ cứu cần phải được thực hiện bởi người có kiến thức về sơ cứu, tránh khiến cho việc sơ cứu bị phản tác dụng, dẫn đến gây hại cho người gặp nạn.
Việc sơ cứu người bị tai nạn giao thông trước khi nhập viện sẽ giúp tăng tỷ lệ sống sót cho họ. Song với mỗi trường hợp sẽ có hướng xử lý khác nhau và không có cách chung cho mọi trường hợp.
Phần lớn chúng ta không được dạy các kỹ năng cơ bản về sơ cứu, dẫn đến có những trường hợp lòng tốt của người dân gây hại cho người bị nạn, thậm chí còn khiến cho người bị tai nạn giao thông tử vong trước khi đến bệnh viện. Vì vậy, việc hiểu tầm quan trọng của sơ cứu người bị tai nạn và nắm được cách sơ cứu đúng đắn là điều rất quan trọng.
Các bước sơ cứu người khi bị tai nạn giao thông
Cùng bài viết tìm hiểu các bước sơ cứu người bị tai nạn giao thông (TNGT) ngay sau đây.
Gọi 115
- Bình tĩnh, gọi cấp cứu số 115. Mô tả các điều sau: địa điểm tai nạn, số lượng người bị nạn, mô tả nạn nhân,…Hoặc thuê xe cứu thương của các đơn vị chuyên dùng để được hỗ trợ kịp thời nhất. Yêu cầu sự hỗ trợ và vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Gọi thêm người đến cùng tham gia cứu người bị nạn.
Lưu ý:
- Cố gắng gỉải tán đám đông đứng xem, trấn an tinh thần nạn nhân và mọi người xung quanh.
- Kêu gọi mọi người cùng giúp giải quyết an toàn hiện trường vụ tai nạn.
- Đặt bảng hoặc vật cảnh báo đoạn đường phía trước, sau chỗ tai nạn.
- Nếu được, nên di chuyển người bị nạn đúng cách vào lề đường/ lên vỉa hè trước khi cấp cứu nạn nhân
Sơ cứu ban đầu cho nạn nhân theo thứ tự A, B, C, D, E
A (Airway) # Đường thở
- Đánh giá nạn nhân có tắc nghẽn đường thở do máu chảy, răng gãy,… hay không? Nếu có, thì phải lấy tay móc họng để lấy hết các dị vật đó ra.
- Giữ đầu nạn nhân ở tư thế trung gian, không ngửa quá cũng không gập quá. Hạn chế xoay lắc đầu nạn nhân để tránh làm tổn thương cột sống cổ nếu có.
B (Breathing) # Hô hấp
- Đánh giá xem nạn nhân có bị ngưng thở hay khó thở hay không?
- Nếu nạn nhân ngưng thở, tiến hành ngay hô hấp nhân tạo.
- Nếu có khó thở, cần đặt nạn nhân ở tư thế đầu phải cao hơn ngực, và tìm nguyên nhân gây khó thở. Nếu nạn nhân gãy xương sườn thì dùng băng ép cố định; vết thương ngực hở, phì phò khí thì dùng băng bịt kín chỗ phì phò; vết thương ngực có dị vật đâm chọt vào thì không được rút ra mà cần quấn băng quanh chân dị vật rồi chuyển đến cơ sở có thể thực hiện phẫu thuật.
C (Circulation) # Tuần hoàn
- Đánh giá xem nạn nhân có bị sốc hay không? Dấu hiệu sốc như: tay chân lạnh, toát nhiều mồ hôi, chóng mặt, hoa mắt, lơ mơ, khát nước, vật vã,…Cách xử lý là cho nạn nhân nằm ngửa, đầu thấp, ở nơi thoáng mát.
- Tìm nguyên nhân gây sốc và xử lý: Vết thương ở tay chân bị chảy máu thì dùng băng ép/ làm garo để cầm máu. Nạn nhân bị gãy xương lớn như đùi, cẳng chân thì cố định chỗ xương bị gãy.
D (Disability) # Thần kinh
- Đánh giá xem nạn nhân tỉnh hay mê? Cấu véo có cảm giác hay không? Có yếu liệt tay chân không?
- Đánh giá vùng đầu nạn nhân: Vết thương đầu chảy máu thì dùng băng ép cầm máu; vết thương đầu có mô não lòi ra thì lấy băng sạch che lại, không dùng băng ép; có dị vật đâm vào thì không được rút ra tại hiện trường, mà cần băng quanh chân dị vật.
- Nếu có tổn thương về thần kinh thì cần chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế sớm nhất.
E (Exposure) # Bộc lộ toàn thân
- Nới rộng quần áo, kiểm tra các thương tích toàn thân nếu có. Chú ý các chỗ áo quần thấm máu của nạn nhân.
- Nếu phát hiện ra vết thương thì băng ép cầm máu, không rút dị vật ra khỏi chỗ bị thương.
- Nếu nghi ngờ có tổn thương lưng/ cột sống cổ thì cần “bất động” nạn nhân trên ván cứng.
Cách sơ cứu các vết thương ở người khi bị tai nạn giao thông
Đối với các vết thương khác nhau thì sẽ có cách sơ cứu người bị tai nạn giao thông. Dưới đây là cách xử lý một số loại chấn thương hay gặp ở người khi bị tai nạn giao thông.
Sơ cứu vết thương bị chảy máu
Đây là vết thương thường dễ gặp nhất ở người bị tai nạn giao thông. Nguyên nhân là do bị vật sắc nhọn đâm, va đập, hay mạch máu đứt làm máu chảy ra ngoài. Người bị tai nạn mất nhiều máu sẽ gây ra tụt huyết áp, choáng váng, bất tỉnh, có thể tử vong nếu không được cầm máu nhanh chóng.
Các trường hợp vết thương lớn, chảy máu nhiều thì cần làm garo cầm máu bằng cách quấn chặt ở vị trí bên trên của vết thương từ 3 – 5cm.
Nếu không có sẵn dụng cụ có thể dùng vải sạch để làm garo cầm máu cho nạn nhân, thường xuyên kiểm tra độ chặt của garo.
Nếu vết thương có dị vật thì không nên lấy dị vật ra, vì như vậy có thể làm cho vết thương chảy nhiều máu hơn. Đối với vết thương không có dị vật thì vệ sinh bằng nước sạch/ nước muối sinh lý, sau đó dùng gạc hay vải sạch băng ép trực tiếp chỗ vết thương để cầm máu.
Lưu ý: Mọi thao tác cần phải thực hiện nhanh chóng, sạch sẽ, tránh bị nhiễm trùng.
Cách sơ cứu người bị gãy xương
Khi bị gãy xương, nạn nhân có dấu hiệu điển hình là đau nhói ở vùng gãy. Xương bị gãy sẽ giảm/mất khả năng vận động kèm theo hiện tượng phù nề, chảy máu. Có nhiều loại gãy xương như: gãy xương kín, gãy xương hở, chân tay gãy rời…
Cách sơ cứu người bị tai nạn giao thông cần làm là cố định tạm thời chỗ xương bị gãy với khớp bên trên và bên dưới của xương gãy. Người sơ cứu có thể dùng nẹp từ tre, gỗ để cố định vùng xương gãy. Với xương gãy hở, thì không được rửa, mà chỉ lau nhẹ xung quanh chỗ vết thương, sát trùng, băng ép vô khuẩn. Tuyệt đối không được ấn vùng đầu xương gãy vào trong. Sau đó, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
Lưu ý: Người bị tai nạn giao thông dẫn đến tình trạng gãy đốt sống cổ thì không được tự ý di chuyển nạn nhân, vì có thể dẫn đến bị liệt toàn thân/ tử vong ngay tại chỗ do bị đứt tủy.
Cách sơ cứu người bị chấn thương sọ não
Việc sơ cứu người bị tai nạn giao thông dẫn đến tình trạng chấn thương sọ não cần cẩn trọng hết sức. Hộp sọ nạn nhân có thể bị vỡ, phần bên trong hộp sọ thông với bên ngoài, dẫn đến dập não, xuất huyết, phù. Khi đó, người sơ cứu không nên di chuyển nạn nhân, mà cần để nạn nhân nằm nơi thoáng khí. Nếu nạn nhân ngưng thở thì cần hô hấp nhân tạo và xử lý các vết thương khác, đồng thời gọi cấp cứu ngay. Liên hệ Cấp Cứu Vàng để hỗ trợ cấp cứu nhanh nhất
Nếu nạn nhân bị thương quá nặng thì tốt nhất là đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí, chờ/gọi người có chuyên môn đến sơ cứu.
Lưu ý khi sơ cứu người bị tai nạn giao thông
Để quá trình sơ cứu người bị tai nạn giao thông diễn ra thuận lợi, hiệu quả, trong quá trình sơ cứu cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng găng tay y tế trong lúc sơ cứu để tránh làm nhiễm trùng vết thương và tránh các bệnh truyền nhiễm cho nạn nhân cũng như chính người thực hiện sơ cứu.
- Không lấy bất kỳ một dị vật nào ở da đầu, xương sọ của người bị tai nạn. Nếu các vật nhọn đâm vào cơ thể nhất là vùng ngực và bụng thì không được rút ra, vì các vật này khi đó đang có tác dụng bịt mạch máu. Nếu rút vật nhọn ra, máu sẽ chảy nhiều, nạn nhân mất nhiều máu có thể tử vong.
- Không cho bất kỳ vật lạ nào hay cho nạn nhân uống nước khi họ không tỉnh táo, vì có thể gây sặc, ngạt thở.
- Không dùng tay nâng đầu bệnh nhân lên, vì có thể làm tổn thương cột sống cổ của họ, hãy để nạn nhân nằm với tư thế đầu thấp hơn chân.
- Không di chuyển người bị nạn ra khỏi hiện trường nếu chưa thực hiện sơ cứu cần thiết.
- Hạn chế di chuyển nạn nhân bằng xe đạp hoặc xe máy.
Kết luận
Hy vọng các thông tin được chia sẻ bên trên có thể giúp bạn bình tĩnh và có cách xử lý đúng đắn khi sơ cứu người bị tai nạn giao thông. Đừng quên theo dõi trang thường xuyên để cập nhật các kiến thức bổ ích khác.