Bạn muốn tự làm tinh dầu bạc hà để đảm bảo an toàn về chất lượng đồng thời bảo vệ sức khỏe nhưng lại không biết cách làm nào tốt nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách làm tinh dầu bạc hà vừa đơn giản, an toàn cho sức khoẻ, hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Tìm hiểu về tinh dầu bạc hà
Methol được biết tới là hợp chất hữu cơ chiết xuất từ cây bạc hà U và cây bạc hà Á cùng các loại bạc hà khác. Trong số đó, bạc hà Á là sản phẩm chính trong cách làm tinh dầu bạc hà. Trong bạc hà thì hàm lượng tinh dầu chiếm 1-> 2%, cao hơn là 1,3 -> 1,5% và tinh dầu là sự kết hợp từ Menthol 40 -> 50%, Methyl Acetate 9%, Limonene 6% và các thành phần khác như Cineol, Sabinen, Methyl Heptenon, Myrcene, Pulegone và a – Pinene.
Với Methol tự nhiên thì sẽ ở dạng tả tuyền, không tan trong nước mà chỉ tan trong Ethanol 96% và Esther dầu hoả. Còn Methol tổng hợp ở dạng tả tuyền hay dạng racemic/ racemic hỗ hợp đồng lượng -2-isopropyl -5-methylcyclohexanol (1R,2S,5R) với 2-isopropyl-5-methylcyclohexanol (1R,2S,5S).
Có nên làm tinh dầu bạc hà không?
Trước khi tìm hiểu cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà thì chúng ta cần biết được những công dụng mà loại tinh dầu này mang lại. Sau đây là một số lợi ích vượt trội:
Giảm đau đầu
Thường thì tinh dầu bạc hà sẽ được dùng để điều trị cơn đau do căng thẳng, đau nửa đầu hay do nguyên nhân khác. Theo như nghiên cứu cho thấy, khi bạn bôi 10% dung dịch bạc hà để điều trị chứng đau nửa đầu. Kết quả cho thấy, tình trạng đau nửa đầu giảm hẳn, khoảng sau 2 giờ đồng hồ.
Giảm triệu chứng buồn nôn
Khi bạn xuất hiện tình trạng buồn nôn do say xe, dị ứng mùi do ốm nghén thì bạn chỉ cần hít một hơi thật sâu nhé, vì trong tinh dầu bạc hà có khả năng năng giảm triệu chứng buồn nôn vô cùng tốt.
Điều trị hội chứng IBS
IBS là hội chứng mãn tính có liên quan tới đường tiêu hóa, cụ thể là đau bụng, tiêu chảy và táo bón. Theo như một phân tích tổng hợp trong 12 thử nghiệm đã cho thấy hiệu quả của tinh dầu bạc hà trong điều trị IBS là vô cùng cao. Và khi này, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, việc sử dụng tinh dầu bạc hà sẽ phần nào cải thiện được tình trạng đau bụng và một số triệu chứng khác, giúp bạn thư giãn, giảm đau hơn.
Làm đẹp da
Đối với chị em phụ nữ thì tinh dầu bạc hà có công dụng chăm sóc da cơ bản khá tốt. Khi sử dụng tinh dầu bạc hà thì sẽ làm cho da săn chắc, dịu da đồng thời có khả năng chống viêm cho da và bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy mà việc sử dụng tinh dầu bạc hà hỗ trợ làm đẹp cũng mang lại hiệu quả rất tốt như khi đi spa làm đẹp.
Tốt cho đường hô hấp
Đối với đường hô hấp thì tinh dầu bạc hà có khả năng giảm đau rát cổ họng, giảm tình trạng nghẹt mũi, họng do chứa đờm, đồng thời chữa trị cũng như giảm triệu chứng cho bệnh hen, cúm, cảm lạnh, viêm xoang, viêm phế quản,.. Tất cả đều nhờ vào hoạt chất chống oxy hóa, vi khuẩn, virus có trong tinh dầu.
Tốt cho răng miệng, giảm mùi hôi trong miệng
Tinh dầu bạc hà giúp giảm mùi hôi trong miệng, mang lại hơi thở thơm mát. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn có khả năng bảo vệ răng trước các vi khuẩn gây hại men răng, đem lại cảm giác sảng khoái và the mát. Chình vì điều này mà tinh dầu bạc hạc được dùng để làm thành phần chính trong kem đánh răng và nước súc miệng bạn dùng hàng ngày.
Kích thích mọc tóc, trị gàu
Tinh dầu bạc hà được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc tóc, giúp phục hồi hư tổn, kích thích mọc tóc và làm sạch da đầu,..giúp trị gàu da đầu khá tốt.
Ngăn vi khuẩn và nấm men
Ngoài ra , tinh dầu bạc hà còn có khả năng ngăn vi khuẩn, nấm men, khi bạn tăng liều lượng sử dụng tinh dầu bạc hà hơn thì khả năng ngăn vi khuẩn, nấm men càng hiệu quả. Vì nó giúp ức chế quá trình sản xuất độc tố vi khuẩn.
Hướng dẫn cách làm tinh dầu bạc hà
Bước 1: Tiến hành rửa và để ráo lá bạc hà
(1) Hái lá bạc hà: Bạn hãy hái một lượng lá bạc hà vừa đủ để tạo ra lượng tinh dầu mà bạn muốn. Bạn nên chọn lá tươi xanh, lá lớn.
(2) Rửa lá bạc hà thật sạch: Bạn hãy để lá bạc hà vào rổ và rửa sạch bụi bẩn, loại bỏ lá hư, héo. Tốt nhất là bạn hãy ngâm bạc hà trong thau từ 5 -> 10 phút, rửa nhẹ tránh là rách lá sẽ khiến cho tinh dầu thoát ra ngoài.
(3) Làm ráo lá bạc hà: Lắc nhẹ lá bạc hà để loại bỏ nước, xếp thành từng lớp trên bề mặt phẳng như mặt thớt, mặc bàn sao cho lá khô thoáng.
(4) Bạn có thể đặt lá đang ướt lên khăn giấy khô hay khăn sạch để thấm hết nước còn sót trên lá.
Bước 2: Tiến hành chiết xuất tinh dầu bạc hà
(1) Nghiền lá bạc hà: Bạn hãy di chuyển chày để nghiền bằng cách vuốt và ấn đều tay, lưu ý nhẹ tay thôi nhé. Hoặc bạn có thể dùng tay xé lá bạc hà ra rồi bỏ vào cối nghiền để tinh dầu ra nhiều hơn.
Lưu ý: Không nên nghiền kỹ quá, vì sẽ khiến lá bị đăng.
(2) Bỏ lá bạc hà đã nghiền vào lọ: Ngay sau khi nghiền xong thì bạn hãy vớt hết ra rồi bỏ vào trong lọ, bạn hãy chừa một khoảng trên lọ 1->2cm, không xếp kín lọ nhé.
(3) Bạn hãy lựa chọn lọ đựng có nắp đầy, vì nếu để không khí tiếp xúc với tinh dầu sẽ bị hỏng đấy. Chọn lọ thuỷ tinh hay lọ cốm để đựng tinh dầu nhé bạn
(4) Phủ lên một lớp dầu nền nhẹ và không mùi: Khi này bạn hãy đổ trực tiếp vào lọ một lượng dầu nền vừa đủ để bạc hà ngập hết trong dầu nhé. Khi đổ xong dầu nền thì bạn hãy lắc bình thật nhẹ để lá và dầu nền hoà quyện với nhau.
(5) Ủ đựng bạc hà thì nên đậy kín, không để không khí lọt vào sẽ làm hỏng tinh dầu. Nên đặt lọ ở nơi khô thoáng, không để nơi có nhiệt độ cao, không để nơi có nhiều ánh nắng chiếu vào.
Bước 3: Tiến hành lọc và cô đọng tinh dầu bạc hà
(1) Chuẩn bị miếng vải thưa để lọc tinh dầu bạc hà: Khi lọ bạc hàng ngâm khoảng 48 tiếng thì bạn hãy mở nắp và trùm miếng vải thưa lê miệng lọ. Nghiêng lọ để chiết tinh dầu sang lọ thứ 2 qua lớp vải thưa rồi bỏ những mảnh lá bạc hà bị lọt.
(2) Nên chọn vải lọc Muslin hay Cheesecloth để lọc nhé. Rồi bạn dùng thêm dây chun để cố định vải trên miệng lọ bạc hà.
(3) Sau khi chiết xong thì bạn hãy tiếp tục ngâm thêm để lọc lấy tinh dầu. Các bước lặp lại như trên.
Bước 4: Cách bảo quản tinh dầu bạc hà
Ngay sau khi chiết tinh dầu và đậy kín lọ thì bạn hãy đặt ở nơi tối, thoáng mát và sau mỗi lần sử dụng hãy đậy nắp lọ thật kỹ nhé. Thời gian sử dụng sẽ phụ thuộc vào số lượng lá, nguyên liệu và cách làm tinh dầu bạc hà nhé.
Qua đây chúng ta có thể thấy, để có được một thành phẩm tinh dầu bạc hà đảm bảo chất lượng, chúng ta cần phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp. Thay vào đó, nếu không muốn mất quá nhiều thời gian, các bạn có thể tham khảo qua những cơ sở, những cửa hàng bán tinh dầu uy tín và lựa chọn cho mình những sản phẩm tinh dầu chất lượng và đảm bảo nhất.
Cách sử dụng tinh dầu bạc hà hiệu quả
Sử dụng tinh dầu bạc hà để giảm đau vùng khớp, cơ: Dùng tinh dầu bạc hà để thoa trực tiếp lên vùng bạn đau mỗi ngày khoảng 2-3 lần nhé. Mỗi lần bạn chỉ nhỏ 2-3 giọt rồi xoa đều. Nếu bạn muốn ngâm mình với tinh dầu bạc hà thì nhỏ 5-6 giọt và ngâm mình trong bồn tắm để tinh dầu thấm thật đều lên cơ thể.
Sử dụng tinh dầu bạc hà để xua đuổi côn trùng: Mùi hương tinh dầu bạc hà có tác dụng xua đuổi chuột, muỗi, kiến. Bạn có thể sử dụng máy khuếch tán nhỏ vào giọt tinh dầu vào nước lau nhà rồi lau.
Sử dụng tinh dầu bạc hà để xông mũi: Trường hợp bạn bị viêm xoang, nghẹt mũi thì đun một nồi nước sôi, thêm vài giọt tinh dầu vào nước. Sử dụng khăn trùm đầu để mùi hương bay thẳng vào mũi.
Sử dụng tinh dầu bạc hà để trị kích ứng da: Để trị tình trạng kích ứng da thì bạn hoà 15ml tinh dầu vào 30ml dầu rồi xoa lên vùng da kích ứng.
Sử dụng tinh dầu bạc hà để dưỡng da: Bạn chỉ cần trộn tinh dầu bạc hà và tinh dầu oải hương rồi nhot 2-3 giọt là được.
Lưu ý khi thực hiện cách làm tinh dầu bạc hà
- Tinh dầu bạc hà rất dễ gây kích ứng và dị ứng cho nên bạn chỉ cần nhỏ thử 1-2 giọt vào khuỷu tay. Nếu bạn không thấy có phản ứng gì là bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà.
- Không để trẻ nhỏ hít hay tiếp xúc trực tiếp với dầu.
- Không sử dụng cho người bị tiêu chảy.
- Những người đang uống thuốc điều trị bệnh thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ rồi mới dùng.
Ở trong bài viết này thì chúng tôi cũng đã chia sẻ cho bạn cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà, cách sử dụng tinh dầu bạc hà mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, để làm được một lọ tinh dầu chất lượng thì tốn khá nhiều công sức. Nếu bạn không có nhiều thời gian để tự làm tinh dầu tại nhà thì có thể mua tinh dầu giá sỉ tại các cơ sở cung cấp tinh dầu mỹ phẩm. Hy vọng với các kiến thức mà chúng tôi mang lại trong bài viết này sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn.