Bệnh đột quỵ ở người già thường xảy ra rất đột ngột mà không hề có cảnh báo trước, dẫn đến những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ở người bệnh. Vì vậy, họ sẽ cần được chăm sóc đặc biệt, đồng thời người thân cần phải có kiến thức và nắm một số lưu ý để có thể chăm sóc người già bị đột quỵ hiệu quả nhất. Cụ thể một số chú ý sẽ được Magazine USA đề cập trong bài viết dưới đây.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ ( tai biến mạch máu não ) là một căn bệnh xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi. Về cơ bản, đột quỵ là sự gián đoạn dòng chảy của máu đến não. Bởi vì não cần được cung cấp máu và oxy nên việc gián đoạn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào não, từ đó dẫn đến những triệu chứng như mất cảm giác ở một bên cơ thể, khó khăn trong việc nói chuyện hoặc đi lại, gây mất trí nhớ hay thậm chí cao hơn là tử vong.
Phân loại đột quỵ
- Đột quỵ nhẹ: Còn được gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), xảy ra khi có sự gián đoạn ngắn của lưu lượng máu đến não. Điều này gây ra các triệu chứng nhẹ và tác dụng phụ sẽ biến mất trong vòng 24 giờ. Những người bị TIA có nguy cơ bị đột quỵ trong vòng 48 giờ và cần được đưa đến bệnh viện hay các trung tâm y tế sớm nhất để được chẩn đoán.
- Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất xảy ra khi não không nhận được sự cung cấp oxy và máu. Điều này làm cho các mô não không nhận được oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến cái chết của các tế bào não trong vài phút.
- Đột quỵ xuất huyết: Chiếm 13% khả năng gây đột quỵ và xảy ra khi các mạch máu bị suy yếu dẫn đến vỡ và chảy máu vào các khu vực xung quanh não, làm cho tế bào não không được cung cấp đủ oxy. Áp lực từ chảy máu có thể bị tích tụ, kích ứng càng dẫn đến tổn thương não trầm trọng hơn.
>> Xem thêm: Top các loại ngũ cốc cho người già ngon, bổ dưỡng
Nguyên nhân gây ra đột quỵ ở người cao tuổi là gì?
Trước khi tìm hiểu về một số lưu ý khi chăm sóc người già bị đột quỵ thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây đột quỵ ở người già nhé:
- Huyết áp cao: Chế độ ăn nhiều natri, bệnh thận và béo phì là những yếu tố gây ra huyết áp cao lâu dài. Áp lực quá mức trên tường động mạch có thể gây ra tổn thương và làm tắc động mạch.
- Bệnh tiểu đường: Lượng đường quá nhiều trong máu sẽ làm hỏng các mạch máu bằng cách khiến cho chúng cứng hoặc làm tắc nghẽn chúng với các chất béo tích tụ. Điều này làm cho máu khó đến não, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ.
- Cholesterol cao: Một chế độ ăn uống không cân bằng với số lượng lớn thực phẩm giàu cholesterol như gà rán, thịt xông khói, xúc xích,… sẽ góp phần làm tăng cholesterol trong máu, ngăn chặn lưu lượng máu đến não dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
- Các bệnh về tim mạch: Các bệnh về van tim, bệnh mạch vành có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Hút thuốc lá: Đây là việc làm có hại cho cơ thể. Đặc biệt, khói thuốc lá làm tổn thương hệ thống tim mạch bằng nicotine và carbon monoxide. Vì vậy, hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Một số lưu ý khi chăm sóc người già bị đột quỵ
Phòng ngừa các biến chứng gây ảnh hưởng đến đường hô hấp
- Thực hiện các động tác lăn trở mình thường xuyên.
- Tư thế trị liệu ( tránh nằm ngửa nhiều vì nó gây ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí )
- Tăng cường tập luyện các bài tập hít thở sâu.
- Khuyến khích người bệnh tập vận động di chuyển khi đã ổn định nội khoa.
Đảm bảo giữ đúng các tư thế trị liệu
- Thay đổi các động tác lăn trở 2 lần/ giờ để tránh gây loét.
- Tăng cường thêm các nhận biết về không gian.
- Giúp bệnh nhân kiểm soát được các lực cơ.
Tăng cường luyện tập thể dục và vận động cho bệnh nhân
Lưu ý tiếp theo khi chăm sóc người già bị đột quỵ đó là thường xuyên thực hành các bài tập và hoạt động liên quan đến việc sử dụng các chức năng bị ảnh hưởng của người bệnh là điều cần thiết để phục hồi.
Một số biến chứng sau khi đột quỵ như: Nhiễm trùng đường hô hấp, loãng xương, giảm tầng vận động các khớp hoặc các biến chứng về huyết khối,… Vậy nên sau khi đã kiểm soát được các yếu tố nội khoa, người bệnh nên thực hiện những bài tập vận động bao gồm:
- Lăn trở giường thường xuyên.
- Học cách ngồi dậy trên giường.
- Chuyển tư thế ngồi và thòng chân ở mép giường.
- Sau đó tập ngồi bên ngoài giường.
- Luyện đứng và đi.
Xử lý kịp thời biến chứng liệt nửa người
- Rèn luyện bằng các bài tập vận động thụ động đúng tư thế để giảm các biến chứng như yếu cơ, chấn thương bên liệt, giúp trường lực được bình thường lại.
- Dùng bên tay lành để hỗ trợ vận động cho tay bị liệt.
- Khuyến khích tập các hoạt động tăng cường như vươn tay lấy cốc, chải đầu,…
Luyện tập dáng đi và tư thế giữ thăng bằng cho người bệnh
- Giúp người bệnh tập giữ thăng bằng và điều chỉnh dáng đi.
- Tập đi lên/xuống cầu thang ở mọi loại địa hình.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ như nẹp AFO ( dụng cụ chỉnh hình cổ bàn chân ), gậy chống,…
- Tập dáng đi nhờ vào sự trợ giúp của robot.
- Sử dụng máy đi bộ để tập nâng trọng lượng cơ thể.
Tập các bài tập làm mạnh cơ
- Rèn luyện với tạ nâng.
- Thực hiện các hoạt động chịu sức nặng một cách lặp đi lặp lại ( như bài tập chuyển từ ngồi sang đứng ) để làm mạnh cơ.
- Thực hiện các bài tập đề kháng với công cụ hỗ trợ như xe đạp tại chỗ,…
- Thường xuyên tập luyện bên các cơ bị liệt. Điều này sẽ hiệu quả trong việc làm tăng sức cản vận động và sức mạnh của các cơ, qua đó góp phần cải thiện sự đối xứng, chiều dài và nhịp bước chân,…
Ngoài các lưu ý ở trên, thì trong trường hợp bạn không có nhiều thời gian cũng như kinh nghiệm để chăm sóc người già bị đột quỵ thì bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của dịch vụ chăm sóc người cao tuổi sau đột quỵ hoặc dịch vụ chăm sóc người già phục hồi chức năng.
>> Xem thêm: Đánh giá chất lượng dịch vụ tại viện dưỡng lão tư nhân Bình Mỹ
Kết luận
Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm và đôi khi không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Đặc biệt với người cao tuổi, một trong những điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần nhận được sự hỗ trợ và để họ được tiếp cận với các biện pháp chăm sóc phù hợp. Cuối cùng, với một số lưu ý bên trên hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc người già bị đột quỵ và đón nhận được những kết quả tích cực nhất.