Hướng dẫn bảo dưỡng xe Vespa bền đẹp đúng cách

Hướng dẫn bảo dưỡng xe Vespa bền đẹp đúng cách

Trên thị trường ngày nay dòng xe Vespa không bao giờ ngừng hot. Chính thiết kế mang phong cách cổ điển đặc trưng khiến Vespa được người Việt ưu ái, đặc biệt là các chị em. Bảo dưỡng xe Vespa bền đẹp là vấn đề được nhiều người tìm hiểu. Bởi để gia tăng trải nghiệm lái xe cũng như tuổi thọ xe thì bảo dưỡng là việc nên làm. Hãy cùng Magazine USA đâu là cách bảo dưỡng xe Vespa hiệu quả nhất.

Xe Vespa và những điều cần biết trước khi sử dụng

Hiểu cách sử dụng khóa chống trộm 

Hệ thống khoá chống trộm được trang bị trên xe Vespa với 2 chìa khoá. Chìa khoá chính là chìa khoá phụ sẽ có hai màu khác nhau. Cách được nhiều người khuyến khích là nên dùng chìa khoá phụ trước. Sau 3-6 tháng thì dùng chìa khoá chính để dùng tiếp với mục đích nạp từ và tránh quên chìa khoá chính. 

Đặc biệt nên để chìa khoá chính tránh xa nơi có từ trường như sắt, thép hoặc tivi. Nếu chẳng may mất khoá hay bị hỏng thì đến trung tâm Piaggio để làm lại chìa mới. Không nên tùy tiện đánh chìa bên ngoài vì sẽ không sử dụng được. 

Nắm bắt các thông số trên đồng hồ xe Vespa

Các thông số trên đồng hồ xe Vespa
Các thông số trên đồng hồ xe Vespa
  • Đèn báo chống trộm: Khi rút chìa khoá đèn đỏ trên đồng hồ sẽ nhấp nháy, báo hiệu hệ thống chống trộm hoạt động. Sau 48h đèn nháy sẽ tự động tắt để bảo vệ nhiên liệu của bình ắc quy. 
  • Đồng hồ thông báo giờ: Vì Vespa là hãng xe mang phong cách hoài cổ của Ý nên đồng hồ cũng khá khác. Đồng hồ mặc định chỉ hiển thị giờ còn muốn xem ngày thì phải nhấn nút cao su màu đen trên đồng hồ. 
  • Đồng hồ hiển thị lượng xăng, nhớt: Đèn báo xăng sẽ sáng lên khi bình xăng chỉ còn 2 lít trở lại. Đèn báo nhớt khi mở khoá, đèn đỏ được sáng lên báo hiệu xe đầy nhớt, nổ máy thì đèn tắt. Nhưng nếu khởi động xe mà đèn báo nhớt vẫn sáng thì cần thay nhớt mới cho xe. 
  • Đồng hồ hiển thị phanh an toàn ABS: Khi xe nổ máy đèn báo này sẽ sáng lên và tắt ngay khi đã khởi động xong. Nếu đèn cứ sáng mãi thì phanh ABS gặp vấn đề. Lúc này cần bảo dưỡng xe Vespa. 

Mở, khóa hộc đồ dùng phía trước xe đúng cách

Mở cốp trước Vespa không cần dùng đến chìa khoá. Chỉ cần dùng tay ấn nhẹ vào ổ khoá, cốp trước sẽ tự mở. Khoá cổ xe là cốp trước đóng lại. Với cốp sau bạn chỉ cần vặn chìa khóa như bình thường là mở ra được. Đề phòng lúc quên khoá cổ xe, không nên để đồ vật giá trị ở cốp nhỏ phía trước bởi sẽ dễ bị lấy mất. 

Hiểu về lốp xe, chân chống xe Vespa

Hiểu về lốp xe, chân chống xe Vespa
Hiểu về lốp xe, chân chống xe Vespa

Áp suất, kích thước lốp xe trước và lốp sau của xe Vespa là khác nhau. Đừng bơm lốp xe Vespa quá căng bởi chúng sẽ bị gằn lốp hoặc xóc mạnh. Xe được trang bị chân chống điện tích hợp với bình điện. Vậy nên khi gạt chân chống xuống thì xe tự tắt máy và ngược lại. Khi khởi động xe phải gạt chân chống lên để đảm bảo an toàn. 

Hướng dẫn bảo dưỡng xe Vespa đúng cách 

Tại sao phải bảo dưỡng định kỳ xe Vespa?

Tại sao phải bảo dưỡng định kỳ xe Vespa?
Tại sao phải bảo dưỡng định kỳ xe Vespa?

Xe Vespa là sản phẩm gốc châu Âu với giá thành cao. Khá ít người mua xe Vespa ngay từ ban đầu mà thường là mua lại. Vậy nên cần phải bảo dưỡng xe Vespa đều đặn để đảm bảo xe hoạt động tốt.

Bên cạnh đó phần côn của xe Vespa khiến nhiều người dùng Việt gặp khó. Côn tay sau thời gian sử dụng sẽ gặp hiện tượng rung, giật, trượt, côn trùng do đường sá Việt Nam nhiều ngõ và đèn đỏ. Chưa kể khí hậu Việt Nam nhiều bụi và nắng nóng nên khi sử dụng xe Vespa, chúng sẽ bộc lộ nhiều điểm yếu. Vậy nên bảo dưỡng phụ tùng xe Vespa LX, Vespa Primavera,… rất quan trọng.

Đặc biệt cho dù bạn có đang sở hữu xe Vespa hay không thì việc bảo trì xe máy là điều rất cần thiết. Bởi sau thời gian sử dụng nhất định phải kiểm tra các bộ phận xe từ công nghệ, động cơ, khung và vỏ xe máy để bảo vệ an toàn khi lái xe và cả tuổi thọ xe. Nếu để lâu, các thiết bị trên xe hỏng nặng thì chi phí sửa xe rất lớn, nhất là với dòng xe như Vespa. 

Các cột mốc quan trọng để bảo dưỡng xe Vespa

Các cột mốc quan trọng để bảo dưỡng xe Vespa
Các cột mốc quan trọng để bảo dưỡng xe Vespa

Xe đi được 500 – 1000 km đầu tiên: Xe mới vận hành không thể bỏ qua cột mốc này. Khi đem xe đến cơ sở bảo dưỡng xe thì xe được thay dầu, kiểm tra tình trạng của chế hoà khí, khả năng hoạt động của bugi. Bên cạnh đó xe được kiểm tra tổng quát về bộ phận truyền động, hệ thống phanh, hệ thống điện, đèn. 

Xe đi được 3000 km: Lúc này xe chủ yếu được thay thế linh kiện hết hạn và làm sạch động cơ. Một số bộ phận phải thay mới như dầu máy, dầu dành riêng cho hộp số, nước mát. Ngoài ra xe Vespa còn được làm sạch ống nước, kiểm tra bộ lại bộ phận truyền động, tình trạng phanh tay, bề mặt lốp, áp suất lốp, hệ thống chống rung. 

Xe đi trên 6000 km: Với xe Vespa đi trên 6000 km sẽ được làm sạch kỹ càng hơn. Bảo dưỡng xe Vespa bằng cách thay dầu máy và dầu dành riêng cho hộp số. Các hệ thống được làm sạch như bugi, chế hoà khí, bộ lọc gió, hệ thống truyền động. Bước kiểm tra tay phanh, hệ thống điện, lốp, tay ga, tốc độ xe không tải và độ ồn tiêu chuẩn của động cơ cũng được tiến hành. 

Xe đi trên 9000 km: So với các mốc bảo dưỡng trên thì lúc này bảo trì xe khá đơn giản. Chỉ cần thực hiện một vài bước như thay dầu dành cho hệ thống máy và hộp số; Kiểm tra làm sạch lọc gió và bugi để xem có phải thay thế hay không. Bên cạnh đó các hệ thống truyền động, nước, điện cũng được kiểm tra lại. 

Xe đi trên 12.000 km: Xe Vespa cần thay thế dầu máy và dầu chuyên dụng của hộp số. Thay thế dây curoa, bugi, lọc dầu, nước làm mát, dầu phanh. Kiểm tra bộ chế hoà khí và bộ lọc gió. Thợ sửa xe còn đánh giá khe hở xupap để điều chỉnh cho hợp lý. Ngoài ra xe được kiểm tra tay phanh, má phanh, hệ thống điện và đèn, ắc quy xe cũng như siết chặt lại các bu lông, ốc vít. 

Việc bảo dưỡng xe Vespa định kỳ với các mốc quãng đường xe đi được trên chỉ là tiêu chuẩn để người sử dụng xe tham khảo. Thực tế tuỳ vào tình trạng xe để bạn quyết định có nên đem xe đi bảo trì sớm hơn hay không. Bởi độ bền của xe Vespa tuỳ thuộc vào cách sử dụng, điều kiện đi lại thậm chí mẫu mã xe có bị lỗi hay không. 

Một số lưu ý khi sử dụng và bảo dưỡng xe Vespa

Một số lưu ý khi sử dụng và bảo dưỡng xe Vespa
Một số lưu ý khi sử dụng và bảo dưỡng xe Vespa

Khi sử dụng xe Vespa lâu ngày, cụ thể là trên 20.000 km thì xe sẽ dễ gặp một số vấn đề. Cần chú ý quan sát và sữa chữa như sau:

  • Đầu xe bị nặng cổ lái: Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do khô mỡ, mỡ bôi trơn bị lão hoá lâu ngày dẫn đến bi cổ lái bị cứng. Từ đó chúng làm hỏng bề mặt bát cổ lái dẫn đến khó lái và tay lái rất nặng. Để khắc phục tình trạng này thì việc cần làm là vệ sinh loại bỏ mỡ cũ, bôi trơn bằng lớp mỡ mới hoặc thay luôn bi mới. 
  • Phanh bị cứng: Nếu phanh trước hoặc phanh sau xảy ra bất kỳ bất thường nào thì phải ngay lập tức bôi trơn và kiểm tra ở các vị trí như bạc trượt, ngàm trượt. Bảo dưỡng xe Vespa cùng lúc với má phanh, guốc phanh và chốt xoay. 
  • Dùng đúng dầu máy: Tránh dùng loại dầu lung tung bởi nó sẽ gây ra tình trạng đóng cặn vôi làm cho động cơ xe không giải nhiệt được. Vậy nên lâu dài xe sẽ bị hao mòn động cơ và chi phí sửa chữa sẽ tăng cao. Lựa chọn đúng đơn vị cung cấp phụ tùng xe máy hay đại lý ắc quy chính hãng sẽ giúp bạn hạn chế vấn đề phát sinh về sau.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về cách bảo dưỡng xe Vespa khoa học nhất. Xe Vespa là dòng xe “con nhà giàu” tại Việt Nam nên hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn có thể hiểu hơn về xe cũng như biết cách bảo trì xe thật phù hợp.