Bounce Rate là một chỉ số mà bất cứ ai đang sở hữu website đều phải quan tâm. Nó được xem là cơ sở để bạn biết rõ mức độ SEO của web bạn đang ở mức độ nào. Bạn cần phải trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát web để có cách xử lý khi gặp sự cố để quá trình làm SEO của bạn được hiểu quả hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.
Bounce Rate là gì?
Bounce Rate được hiểu là một số liệu thường được sử dụng trong quá trình phân tích mức độ SEO web. Theo nghĩa chung nhất thì Bounce Rate là đại diện cho tỷ lệ khách truy cập vào web và sau đó thì rời đi. Điều này trái ngược với việc ở lại trang web và tương tác theo cách có ý nghĩa của nó.
Đánh giá Bounce Rate bao nhiêu là tốt nhất?
Các trang web thường mang tỷ lệ thoát trang khác nhau. Nó tùy thuộc vào loại hình và lĩnh vực hoạt động của website đó hoạt động mà sẽ có Bounce Rate sẽ cao hoặc thấp. Tuy nhiên, để Bounce Rate tốt nhất thì nên nằm trong khoảng <=60%.
Một số nguyên nhân khiến tỷ lệ thoát trang cao
Trước khi bạn đi vào thực hiện các bước cụ thể để giảm tỷ lệ thoát trang. Điều quan trọng là phải nắm thật rõ những lý do phổ biến nhất khiến người dùng bị thoát ra.
Thiết kế xấu có thể gây ra khả năng tỷ lệ Bounce Rate vô cùng cao. Hầu hết tất cả người dùng đều đánh giá mọi trang web dựa trên thiết kế trước tiên rồi mới đến nội dung.
Nội dung không thu hút người xem cũng là nguyên nhân phổ biến làm cho Bounce Rate tăng cao. Bạn nên đi vào trọng tâm, câu có nghĩa và đảm bảo đầy đủ bố cục để người xem hiểu rõ thông điệp bạn muốn truyền tải.
>> Xem thêm: Top 10 dịch vụ tối ưu và tăng tốc website chuyên nghiệp nhất
Các trường hợp không được tính Bounce Rate
Bạn muốn thực sự hiểu đúng về tối ưu hóa Bounce Rate của website, bạn cần phải biết cách để làm thế nào Google Analytics đánh giá bounce. Trong những trường hợp nhất định GA không coi lượt truy cập trang duy nhất là một lần thoát trang.
Event Tracking
Người dùng thường vào website của bạn, từ đó nó sẽ khởi động một sự kiện được theo dõi thông qua Event Tracking Code và sau đó rời khỏi mà không di chuyển đến trang nào khác. Điển hình như người dùng vào trang web trên website và ấn lệnh chạy video. Sau đó rời khỏi website từ Landing Page mà không cần truy cập thêm trang khác.
Lý do Google không coi lượt truy cập này với lý do là một lần thoát vì có 2 GIF request được đề xuất trong cùng session.
Mã theo dõi Google Analytics (dùng để gửi dữ liệu Pageview) và một event tracking code (dùng để gửi chi tiết sự kiện được theo dõi như ấn nút chạy video). Nói một cách đơn giản nếu bạn cài event tracking code trên trang web của bạn thì Bounce Rate của website đều sẽ giảm đáng kể. Do đó, bạn cần phải nhớ điều này khi phân tích hay khắc phục Bounce Rate cho trang web cá nhân.
Social Interactions Tracking
Người dùng khi tìm đến website và khởi động các sự kiện xã hội được theo dõi thông qua các mã theo dõi phân tích lượng tương tác xã hội. Sau đó rời khỏi mà không đi đến trang web nào khác nữa.
Ví dụ như người xem đến trang web trên website, đọc bài blog và chia sẻ bài viết đó bằng nút “Share” (đang được theo dõi) và sau đó họ sẽ rời khỏi website mà không đi đến trang khác.
>> Xem thêm: Social Entity là gì? Tác dụng của Entity trong SEO
Thủ thuật tối ưu tỷ lệ thoát web hiệu quả 2024
Dưới đây là một số thủ thuật giúp tối ưu hiệu quả tỷ lệ thoát web, đã được công ty dịch vụ SEO chất lượng – Mona SEO chia sẻ sau quá trình thực hiện rất nhiều dự án SEO thành công.
Thay đổi thiết kế để giữ khách hàng
Trang của bạn có thể đang trình bày lộn xộn và khó khăn trong việc điều hướng để đến được những nội dung khách hàng mong muốn. Mặc dù giao diện được thiết kế đẹp nhưng nội dung và các mục không được sắp xếp khoa học. Thì nó sẽ gây ra một số khó khăn cho người dùng, cũng như các lỗ hổng về thiết kế trang web có thể ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ thoát trang. Đây là một trong những yếu tố dễ dàng để bạn nhận thấy và tiến hành thực hiện một số thay đổi nhằm có thể cải thiện đáng kể.
Cải thiện tổ chức và trình bày nội dung
Nội dung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ chân người đọc. Do đó trong bài viết của bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin mà người đọc muốn tham khảo. Bên cạnh đó, nó cũng chỉ nên có khoảng 20-30% dành cho những quan điểm mới lạ.
Nếu người xem đọc được một bài viết không hấp dẫn, thì họ sẽ không mong đợi về những bài viết khác trên website của bạn. Khi đó, họ có thể thoát trang để tìm những kết quả khác.
>> Xem thêm: Top 10 công ty cung cấp dịch vụ SEO – tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm uy tín hiện nay
Kể thêm một câu chuyện
Bạn có thể thêm vào lịch sử của công ty, sự kiện gần đây hoặc thông cáo báo chí,… Thậm chí đó là một tuyên bố mục tiêu là những cách hiệu quả để thu hút thêm được nhiều khách hàng. Nó giúp cho thương hiệu của bạn chuyển từ một cửa hàng sang trọng trở thành một doanh nghiệp có cá tính.
Bạn cần xem xét sử dụng các trang khác nhau được kết nối bên trong trang web nhằm cho phép người dùng có thể tìm hiểu về thương hiệu, nhân viên của bạn và những gì trang của bạn đang cung cấp. Bạn cũng nên tiến hành triển khai thêm các câu chuyện theo hình thức Blog hoặc các loại bài viết bao gồm các lời kêu gọi hành động ở cuối bài viết. Mục đích để bạn có thể chuyển đổi người truy cập thành khách hàng.
Loại bỏ thông tin không cần thiết
Bạn hãy tìm kiếm những vấn đề có thể làm giảm từ các loại video tự động phát, hoặc quảng cáo của bên thứ ba với những nội dung không mang lại giá trị cho trang web. Bạn nên cắt bỏ hoặc lược bớt những thứ không cần thiết. Bạn nên để trang web của mình tập trung vào mục tiêu cuối cùng và tạo nên sự chú ý của khách truy cập và hướng họ đến các mục tiêu mà bạn mong muốn. Nếu trang của bạn còn có các thông tin không cần thiết có thể gây phiền sẽ trở thành nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thoát cao.
Tham khảo thêm lời khuyên từ chuyên gia
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ thuật giúp giảm Bounce Rate hiệu quả thì nên tham khảo qua các chuyên gia. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện, cũng như hỗ trợ khi bạn cần thiết. Từ đó, hiệu quả mà nó mang lại cho bạn sẽ thiết thực hơn bạn thực hiện theo cảm tính.
Tích cực kêu gọi hành động
Trong bài viết của website bạn nên có mục kêu gọi hành động, nó được xem là hình thức thu hút người xem nhiều hơn. Tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn hoạt động sẽ có những cách kêu gọi khác nhau. Theo nhiều người đánh giá thì cách này có thể giúp bạn giảm Bounce Rate khá nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bước để SEO website lên Top Google hiệu quả, giúp giữ chân khách hàng ở lại trang lâu hơn, giảm tỷ lệ thoát trang. Thực hiện SEO tốt là cơ hội để trang web của bạn tạo chuyển đổi cho website, đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Thiết kế website chuẩn SEO là gì? 4 Tiêu chí Web chuẩn SEO quan trọng
Tóm lại, thông qua các thông tin từ bài viết thì bạn đã hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến Bounce Rate cũng như thủ thuật khắc phục Bounce Rate tăng cao. Hy vọng bạn có thể khắc phục được tình trạng này thành công nhé.