Cách phân biệt bạc hà và húng lủi cực dễ chỉ với đặc điểm này

Cách phân biệt bạc hà và húng lủi cực dễ

Rất nhiều người thường lầm tưởng giữa bạc hà và húng lủi. Bởi 2 loại rau này đều có mùi thơm và hình dáng gần giống nhau. Sau đây, Magazinsusa sẽ hướng dẫn cách phân biệt bạc hà và húng lủi cực dễ thông qua bài viết này nhé!.

Húng Lủi là gì?

Húng lủi rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Chúng thường được ăn kèm với các loại rau sống, hay dùng làm loại rau thơm trong các món trộn. Húng lủi có vị thơm, trở thành loại thảo dược mang lại nhiều sức khỏe cho con người.

Về hình dáng, húng lủi thuộc cây thảo, có nguồn gốc tự nhiên nên phát triển nhanh. Thân rễ mọc thành từng chùm dưới đất. Lá của loài thực vật này nhỏ, thuôn dài, mép lá hình răng cưa và có mùi thơm rất đặc trưng.

Húng lủi còn có tên gọi khác là: Húng nhủi, húng lá, húng bạc hà, rau húng, húng lủi,…

Húng Lủi là gì

Bạc Hà Là Gì?

Cây bạc hà thuộc họ hoa môi Lamiaceae, có tên khoa học là Mentha arvensis, có nguồn từ châu Âu. Đây là cây thuộc họ thân thảo, sống lâu năm. Thân cây có màu xanh hoặc tím. Lá của cây có hình như quả trứng, thon dài. Cây bạc hà có mùi thơm đặc biệt, chứa nhiều tinh dầu nên mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu.

Bạc Hà Là Gì

Cách nhận biết bạc hà và húng lủi bằng mùi hương và hình dáng

Nhận biết bạc hà và húng lủi bằng mùi hương

– Mùi của bạc hà thương mang lại vị thơm và mát, kèm với đó là vị cay the mát lạnh, có mùi giống với singum mà chúng ta hay ăn.

– Mùi của húng lủi gắt hơn so với bạc hà, không mang lại cảm giác the mát. Khi nếm thử, chúng có vị cay nhẹ chứ không cây the mạnh như bạc hà.

Nhận biết bạc hà và húng lủi bằng hình dáng

– Mặc dù cả 2 loại cây húng lủi và bạc hà đều có lá màu xanh và có hình răng cưa ở phần mép lá. Tuy nhiên, lá của bạc hà nhọn hơn và có lông. Ngược lại, lá của húng lủi thì bầu hơn và không có lông. Lá bạc hà có gân lá bằng với thịt lá, còn lá húng lủi thì gân chìm hơn, thịt lá nổi lên cao hơn so với gân.

– Bạc hà có phần lá mọc từ nách lá, thường có hồng nhạt, màu tím, hoặc trắng và thân lại có loại màu trắng có loại màu tím nhạt. Còn đối với húng lủi thì lá mọc từ kẽ lá và thân cây thường có màu tím đặc trưng.

Công dụng của bạc hà

Lá bạc hà có mùi thơm và vị mát, là nguyên liệu dùng để khử mùi hôi. Ngoài ra, dựa vào mùi vị the mát của chúng, còn người đã sử dụng làm gia vị để sản xuất bánh, kẹo, nước ngọt. Ngoài ra bạc hà còn được dùng làm vật trang trí nước uống, thức ăn. Mùi của cây bạc hà giúp xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng.

Về mặt đông y, bạc hà còn được dân gian sử dụng như một loại thảo dược. Được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng, đau họng, ho, bệnh về dạ dày như tiêu chảy, khó tiêu, chướng bụng và có thể trị sốt.

Đặc biệt, lá bạc hà còn được sử dụng để điều chế tinh dầu. Tinh dầu bạc hà là một trong những loại tinh dầu xuất khẩu phổ biến nhất, thường được sử dụng làm hương liệu trong ngành thực phẩm, thức uống cũng như xà phòng và các loại mỹ phẩm khác. Tinh dầu bạc hà có mùi thơm nồng, mát và đem đến cảm giác thoải mái, thư giãn, dễ chịu cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, tinh dầu bạc hà mang lại nhiều công dụng, các công ty sản xuất tinh dầu uy tín tại Việt Nam hiện nay cho biết tinh dầu bạc hà đã được biết đến và ghi nhận từ năm 1000 trước Công nguyên. Dựa vào các đặc tính như: ​​Chống viêm, kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống co thắt và chữa đầy hơi. Tinh dầu bạc hà có màu vàng nhạt đặc trưng và chứa đa dạng các loại vitamin lẫn khoáng chất giúp cơ thể được thư giãn, tránh đi những căng thẳng, mệt mỏi đầu óc do làm việc hay học tập nhiều.

Công dụng của bạc hà

Cách trồng rau bạc hà

Trồng bạc hà cần chuẩn bị những gì?

Trước khi có ý định trồng bạc hà, bạn phải chọn được nguồn giống tốt. Thường trải được trồng bằng đoạn thân ngắn từ 10 – 12cm, thường được gọi là hom. Sau khi đã biết cách phân biệt bạc hà và húng lủi cực dễ. Bạn đã có thể chuẩn bị những hom bạc hà khỏe mạnh và không bị sâu bệnh.

Sau đó, bạn hãy tưới nước thường xuyên, lưu ý phải đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, để cây không bị úng. Bạn có thể trồng trong thùng xốp được đục lỗ hoặc chậu đều được.

Lựa chọn loại đất trồng bạc hà

Cây bạc hà rất dễ trồng, có thể sinh sống ở các điều kiện đất khác nhau như: Đất cát, đất thịt, đất xám,… Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là loại đất tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt. Và đặc biệt không bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn.

Cách trồng cây bạc hà 

Để trồng bạc hà, trước hết bạn chuẩn bị đất, sau đó đổ đầy vào chậu, khây hoặc thùng xốp mà bạn đã chuẩn bị. Lưu ý, hãy để chiều ngọn của hom bạc hà lên trên, như vậy tỷ lệ sống của cây sẽ cao hơn.

Hãy tưới nước thường xuyên, 1 ngày 2 lần, sáng và tối. Sau 7 ngày là cây đã có thể phát triển bình thường.

Cách chăm sóc cây bạc hà

Sau từ 15 – 20 ngày trồng, để cây tươi tốt hơn, bạn có thể bón một ít phân hữu cơ. Sau đó, bón theo chu kỳ, cứ 30 ngày hãy bón 1 lần. Để cây được khỏe mạnh hơn, hãy thường xuyên nhổ cỏ và bắt sâu bệnh (Nếu có). Tuy nhiên, sâu bệnh rất ít tìm thấy trên cây bạc hà. Bởi chúng có mùi thơm và có thể tự xua đuổi con trùng.

Nếu trong quá trình chăm sóc, bạn không đáp ứng đủ lượng nước thì cây sẽ bị rụng lá dần dần cho đến chết. Vậy nên, vào mùa nắng, hãy tập trung tưới cây nhiều hơn. Vào mùa mưa, hãy đảm bảo đất thoát nước tốt để cây không bị úng. Chỉ từ 4 – 5 tháng sau, bạn đã có thể thu hoặc.

Nếu chỉ trồng với quy mô hộ gia đình, sau 1 tháng, bạn có thể cắt lá để pha nước. Sau khi thu hoạch, chỉ cần chăm sóc cây tốt thì nhánh sẽ móc lại. Nếu cây quá già, hãy cắt ngang và đem giâm cành xuống đất lại.

Cách chăm sóc cây bạc hà

Như vậy, thông qua bài viết trên hy vọng đã giúp bạn biết cách phân biệt bạc hà và húng lủi dễ dàng. Hơn thế nữa, tinh dầu của hai loại rau này vô cùng tốt. Nếu bạn muốn mua tinh dầu bạc hà chính hãng, hãy tham khảo những thương hiệu cung cấp tinh dầu nổi tiếng và chất lượng bậc nhất Việt Nam hiện nay như: Green Aroma, tinh dầu thiên nhiên Vipsen hoặc Sasana,… để sử dụng được những sản phẩm tinh dầu nguyên chất và đảm bảo chất lượng nhất.