Với mong muốn sở hữu một bờ môi căng mọng, quyến rũ, nhiều chị em đã tìm đến giải pháp phẫu thuật thẩm mỹ môi. Vậy phẫu thuật môi là gì, đối tượng nào nên phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình môi, 3 nguyên tắc không thể bỏ qua khi phẫu thuật môi là gì. Hãy cùng Magazine USA tìm hiểu những thông tin này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về phẫu thuật môi
Tạo hình đôi môi thông qua phẫu thuật thẩm mỹ đang là xu hướng làm đẹp được nhiều chị em lựa chọn hiện nay. Qua tiểu phẫu đơn giản, bác sĩ sẽ thực hiện bóc tách niêm mạc môi từ phía trong, loại bỏ một phần niêm mạc, sau đó khâu lại bằng chỉ nha khoa hoặc chỉ tự tiêu.
Hình thức thẩm mỹ này có khả năng biến hóa đôi môi dày thành mỏng, tạo dáng trái tim hoặc về chuẩn tỉ lệ vàng (kích thước môi trên bằng 2/3 môi dưới, vành môi trên có độ gợn sóng nhẹ).
Quá trình phẫu thuật diễn ra khá nhanh chóng, chỉ tầm 40 – 60 phút và làm một lần, không tốn công sức, đồng thời tiết kiệm thời gian. Ca tiểu phẫu chỉ tác động đến phía lòng trong của môi nên sẽ mau lành và không lộ sẹo.
Đối tượng nào nên thẩm mỹ môi?
Những đối tượng nên thẩm mỹ môi:
- Người sở hữu môi dày, môi trề.
- Chị em có mong muốn cải thiện và tạo dáng môi trái tim quyến rũ.
- Người từng bị tai nạn khiến đôi môi bị thay đổi hình dáng (bác sĩ sẽ xem xét tùy tình trạng).
3 nguyên tắc không thể bỏ qua khi phẫu thuật môi
Không để lại sẹo trên đường môi
Phẫu thuật môi sẽ được thực hiện tại ranh giới của vùng môi ướt và môi khô, đây được xem là tiểu phẫu đơn giản, hạn chế tối đa xâm lấn cũng như sẹo sau khi phẫu thuật.
Dựa theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét và xác định tỉ lệ cần thay đổi phù hợp nhất với khách hàng. Ngoài ra, việc đo vẽ trước khi phẫu thuật đóng vai trò rất quan trọng bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể khiến kết quả không được như mong muốn.
Sử dụng chỉ tự tiêu
Phẫu thuật môi sử dụng chỉ khâu là loại tự tiêu. Chính vì thế, sau phẫu thuật bạn không cần phải cắt chỉ, từ đó cũng giúp hạn chế sưng viêm, đảm bảo an toàn cho việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị bán chỉ phẫu thuật tự tiêu uy tín chẳng hạn như là Công ty chỉ phẫu thuật CPT. Bạn có tìm hiểu về công ty này để biết rõ hơn về các loại chỉ tự tiêu dùng trong phẫu thuật môi.
Tay nghề của bác sĩ đóng vai trò tiên quyết
Đôi môi là vùng rất nhạy cảm với hai vùng môi khô và môi ướt, và phẫu thuật muốn hiệu quả thì phải can thiệp đúng ranh giới giữa hai bờ môi này. Bên cạnh đó, các tỷ lệ thay đổi cần được định hướng từ trước nhằm đảm bảo phẫu thuật đạt được tính thẩm mỹ và an toàn cho bệnh nhân. Trong trường hợp tạo hình môi trái tim hay khóe môi cười, bác sĩ sẽ chỉ tác động đến vùng bờ môi trên.
Thẩm mỹ môi đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm cũng như tinh tế trong việc xử lý các đường nét của đôi môi, tránh các sai sót đáng tiếc xảy ra khiến hình dáng môi không được như mong đợi.
Phẫu thuật môi có nguy hiểm không?
Có khá nhiều chị em lo sợ việc thẩm mỹ môi sẽ gây ra một số nguy hiểm hoặc biến chứng. Trên thực tế, phẫu thuật chỉnh sửa môi có nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào kĩ thuật cũng như trình độ tay nghề của bác sĩ. Tuy đây chỉ là một tiểu phẫu đơn giản nhưng lại đòi hỏi độ tinh tế cao từ chuyên gia thẩm mỹ.
Một số chị em cũng thắc mắc về việc làm môi có đau không, trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vùng môi, đây là loại phẫu thuật có tính chủ động nên đảm bảo sẽ không gây khó chịu cho người được thực hiện.
Chăm sóc môi sau thẩm mỹ như nào cho hiệu quả?
Phẫu thuật môi chỉ là một tiểu phẫu nhỏ được thực hiện trực tiếp tại vị trí môi, hạn chế xâm lấn sang những vùng lân cận nên sẽ giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng. Tuy nhiên, dù là tiểu phẫu nhưng cũng có sự can thiệp cắt rạch, gây tổn thương. Chính vì thế, chị em cần có chế độ chăm sóc môi đúng cách sau khi phẫu thuật, cụ thể như sau:
Chườm mát thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ vùng môi
Những ngày đầu sau khi phẫu thuật, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng môi với nước muối sinh lý mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng, tối nhằm tránh nhiễm khuẩn.
Đôi môi sau phẫu thuật giai đoạn 1 – 3 ngày đầu có thể bị sưng nhẹ, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nên các chị em không cần quá lo lắng. Lúc này, để giảm sưng, bạn có thể sử dụng biện pháp chườm mát bằng cách bọc đá lạnh bằng khăn mềm rồi chườm nhẹ xung quanh vùng môi 2 – 3 lần/ ngày trong khoảng 1 – 3 ngày (lưu ý không chườm trực tiếp lên vết thương).
Giai đoạn từ 3 – 5 ngày sau phẫu thuật thì môi sẽ hết sưng, giảm bầm tím và dần ổn định. Lúc này, chị em nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ để sớm có được bờ môi xinh đẹp, quyến rũ như ý muốn.
Chế độ ăn uống phù hợp
Sau khi phẫu thuật, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống nhằm cung cấp đủ dưỡng chất, tăng sức đề kháng cho cơ thể để giúp vết thương mau lành hơn.
Nhóm thực phẩm cần tăng cường
- Rau củ quả: Súp lơ xanh, bắp cải, cà rốt,… là các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C hỗ trợ vết thương nhanh lành, giảm sưng đau.
- Chất béo không bão hòa: Dầu dừa, dầu oliu hay hướng dương là những chất béo thực vật có khả năng thúc đẩy quá trình hấp thụ vitamin diễn ra nhanh hơn, đồng thời cũng giúp tăng miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng, sưng mủ.
- Thịt lợn nạc: Loại thực phẩm này bao gồm nhiều protein giúp bổ sung dưỡng chất, vì thế rất phù hợp để bồi bổ cơ thể sau khi phẫu thuật thẩm mỹ.
- Ngũ cốc: Đậu đỗ, lúa mạch nguyên hạt cũng chứa một lượng lớn protein, carbohydrate, vitamin và chất xơ giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tránh bị suy nhược trong một số trường hợp.
- Bên cạnh đó, các chị em cũng nên uống đủ nước, đồng thời thời gian đầu sau phẫu thuật nên ăn thức ăn mềm và luôn vệ sinh môi nhằm tránh bị thức ăn thừa dính vào.
Nhóm thực phẩm cần kiêng ăn
Sau phẫu thuật thẩm mỹ môi cần kiêng ăn gì cũng là thắc mắc của rất nhiều chị em. Theo đó, để có thể giúp môi nhanh lành, rút ngắn thời gian hồi phục, chị em cần kiêng ăn một số loại thực phẩm khoảng 1 – 2 tuần đầu sau phẫu thuật, cụ thể là:
- Thịt bò, gà: Trong thịt bò có chứa một lượng lớn protein nên khi ăn sẽ làm sản sinh quá mức collagen tại vùng môi, khiến môi bị xỉn màu hoặc gây sẹo. Bên cạnh đó, thịt gà sẽ khiến vết thương sưng lâu, ngứa ngáy, khó chịu hơn.
- Rau muống: Đây là loại thực phẩm thường gây sẹo lồi, do đó chị em cần tránh ăn thời gian đầu sau khi phẫu thuật môi.
- Hải sản, trứng: Đây là những thực phẩm có chứa chất tanh gây ảnh hưởng đến quá trình ăn da non của môi, có thể khiến vùng này bị ngứa, thậm chí là kích ứng.
- Đồ nếp: Xôi, bánh chưng, bánh nếp,… có tính nóng nên sẽ khiến cho vết thương sưng tấy lâu lành, thậm chí là mưng mủ.
- Đồ uống có cồn: Bạn cũng nên hạn chế sử dụng rượu, bia, nước có ga,… thời gian đầu sau phẫu thuật.
Tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ
Với những bệnh nhân tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc môi sau phẫu thuật thì chỉ sau khoảng 5 – 7 ngày là môi đã lành và sở hữu vẻ đẹp tự nhiên, bên cạnh đó còn tránh được tình trạng nhiễm khuẩn sưng đau và một số biến chứng có thể xảy ra. Bệnh nhân đặc biệt nên chú ý những điều sau:
- Tránh chạm tay, tác động mạnh lên môi.
- Uống thuốc theo đúng như chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Đến cắt chỉ và tái khám đúng hẹn.
- Không sử dụng son môi, kem dưỡng môi ít nhất 1 tháng sau khi thực hiện phẫu thuật.
- Xin ý kiến từ bác sĩ nếu muốn sử dụng những loại kem dưỡng môi.
Kết luận
Trên đây là bài viết về 3 nguyên tắc không thể bỏ qua khi phẫu thuật môi cùng một số thông tin liên quan mật thiết đến loại hình thẩm mỹ này. Hy vọng rằng chúng tôi đã giúp các bạn đọc giải đáp được những thắc mắc cần thiết. Chúc bạn có thể nhanh chóng chọn lựa được cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng để thực hiện phẫu thuật và sở hữu đôi môi như mong muốn.