Hướng dẫn cách chăm sóc da bị kích ứng làm dịu da nhanh chóng

Cách chăm sóc da bị kích ứng

Da của chúng ta dù thuộc loại da nào cũng có lúc trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng với các tác nhân bên ngoài. Tuy nhiên, phải làm sao để “cấp cứu” kịp thời cho làn da thì không phải ai cũng biết. Vì thế hãy để Magazine USA hướng dẫn bạn cách chăm sóc da bị kích ứng làm dịu da nhanh chóng trong bài viết này nhé!

Thế nào là kích ứng da?

Thế nào là kích ứng da?
Thế nào là kích ứng da?

Kích ứng da hay Irritant Contact Dermatitis – ICD còn được gọi viêm da tiếp xúc kích ứng. Đây là kết quả của việc da có phản ứng lại sau khi tiếp xúc lần đầu với hóa chất hoặc tiếp xúc đều đặn với các tác nhân gây kích ứng. Kích ứng da là tình trạng nhẹ, diễn ra trong thời gian ngắn thường là vài ngày và biểu hiện rõ rệt trên vùng da có tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng.

Dấu hiệu cho thấy da bị kích ứng

Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc da bị kích ứng thì chúng ta cần biết được dấu hiệu của da bị kích ứng là gì? Nếu da của chúng ta bị kích ứng thì khi tiếp xúc với tác nhân gây hại sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Nổi nhiều mụn trứng cá: Đây là triệu chứng thường thấy và nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng các loại mỹ phẩm không đúng cách khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc, làm ứ đọng bã nhờn từ đó hình thành lên mụn trứng cá.
  • Viêm da dị ứng: Là dạng kích ứng nghiêm trọng hơn sẽ khiến da nổi các mảng hồng ban (xuất hiện các mảng đỏ tại vùng tiếp xúc) và kèm theo mụn nước gây ra cảm giác nóng rát, châm chích.
  • Viêm da tiếp xúc: Dấu hiệu này thường được gọi là chàm bởi nó xuất hiện những mảng đỏ có giới hạn rõ và có cảm giác ngứa ngáy.
  • Mề đay: Dấu hiệu này bao gồm các nốt sần phù giống như vết muỗi đốt nổi gồ trên bên mặt da và thường kèm theo ngứa ngáy, khó chịu.
  • Khô da: Da sẽ bị khô và bong tróc. Bên cạnh đó, da khô kéo dài cũng sẽ khiến da mặt nhanh lão hóa. Chính vì vậy mà chúng ta cũng cần chăm sóc da lão hóa đúng cách.

Nguyên nhân làm da bị kích ứng

Nguyên nhân làm da bị kích ứng
Nguyên nhân làm da bị kích ứng

Muốn lấy lại làn da khỏe đẹp thì phải tìm được nguyên nhân gây kích ứng để có những biện pháp chăm sóc phù hợp. Chính vì thế hãy theo dõi các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng kích ứng trên da bên dưới đây.

Hóa chất

Hóa chất luôn là tác nhân hàng đầu gây ra tình trạng kích ứng và dị ứng da. Các hóa chất này có thể là axit, dung bôi, hương liệu, muối kim loại,… Mỗi ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều loại hóa chất khác nhau đặc biệt là những hóa chất có trong mỹ phẩm. Vì thể da mặt bị kích ứng là điều hết sức dễ hiểu vì tần suất sử dụng và mức độ nhạy cảm của da mặt cao. Do đó, khi sử dụng mỹ phẩm hay bất kỳ sản phẩm nào nên da mặt bạn cũng cần cẩn thận với độ an toàn của sản phẩm.

Chất tẩy rửa, chất mài mòn

Ngoài các hóa chất có trong mỹ phẩm còn một tác nhân có thể khiến cho da bị kích ứng đó là các chất tẩy rửa. Xà phòng, sữa tắm chính là sản phẩm điển hình của nhóm tác nhân này. Ở mọi lứa tuổi hầu như đều sử dụng xà phòng, sữa tắm hàng ngày. Trong các sản phẩm này đều có chứa hóa chất, chất mài mòn. Vì thế khi sử dụng trực tiếp lên da có thể gây ra tình trạng kích ứng đặc biệt là với những ai có làn da nhạy cảm.

Cây cối

Một người dù có cơ địa khỏe hay yếu thì vẫn có thể bị kích ứng khi tiếp xúc với một số loại cây cói đặc biệt. Chỉ cần chạm trực tiếp vào cây cũng có thể khiến cho phần da vùng tiếp xúc cảm thấy ngứa và khó chịu. Nhất là khi trên cây cối có nhiều côn trùng gây kích ứng như sâu lông, kiến ba khoang,…nó sẽ khiến da của bạn bị sưng đỏ, nổi ban và liên tục đau, ngứa sau khi tiếp xúc.

Độ ẩm lâu dài

Độ ẩm lâu dài ở đây có nghĩa là dịch cơ thể tiết ra như mồ hôi, dầu, nước bọt,…Khi cơ thể tiết ra nhiều dịch nhưng không được vệ sinh sạch sẽ cũng sẽ khiến cho da có cảm giác khó chịu. Nguyên nhân này rất phổ biến và triệu chứng kích ứng trên da rất nhẹ gần như không rõ rết nên nhiều người thường bỏ qua.

Sự khác biệt giữa kích ứng da và dị ứng da

Sự khác biệt giữa kích ứng da và dị ứng da
Sự khác biệt giữa kích ứng da và dị ứng da

Trên thực tế, kích ứng da và dị ứng da là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau nhưng mọi người thường xuyên nhầm tưởng cả hai là một. Bởi chúng đều có những biểu hiện khá giống nhau như da nổi mẩn đỏ, châm chích, ngứa, rát,.. Từ đó dẫn đến việc nhầm lẫn trong cách xử lý khi gặp tình trạng da bị thay đổi bất thường. Một vài sự khác biệt giữa hai tình trạng này như:

  • Thời gian phục hồi: Kích ứng da có thể tự khỏi khi được cách ly với các tác nhân gây kích ứng hoặc khi da được cung cấp đầy đủ độ ẩm, được làm dịu thì sau một thời gian ngắn da sẽ tự hồi phục.
  • Phạm vi ảnh hưởng: Kích ứng da có phạm vi ảnh hưởng nhẹ hơn nhiều so với dị ứng da. Thông thường kích ứng chỉ xuất hiện tại vùng có tiếp xúc với tác nhân gây hại và có thể phát hiện ngay lập tức sau đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Còn kích ứng da thì không chỉ biểu hiện ở vùng da tiếp xúc mà sẽ lan dần ra toàn thân.
  • Mức độ nghiêm trọng: Dị ứng da có mức độ nghiêm trọng cao hơn so với kích ứng da. Ban đầu dị ứng sẽ có những biểu hiện giống như kích ứng nhưng sẽ nhanh chóng trở lên trầm trọng hơn khi có những dấu hiệu như da nổi mụn đồng loạt, nổi mề đay, sưng phù, da phồng rộp gây cảm giác ngứa ngáy và cực kỳ khó chịu. Có một số trường hợp dị ứng không biểu hiện ngay nhưng sau đó lại gây hậu quả như nám da.

Cách chăm sóc da bị kích ứng làm dịu da nhanh chóng

Cách chăm sóc da bị kích ứng
Cách chăm sóc da bị kích ứng

Nên làm gì khi da bị kích ứng? Cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng da bị kích ứng chính là cách ly khỏi các tác nhân gây hại da sẽ hồi phục lại sau vài ngày. Bên cạnh đó, chúng ta phải làm dịu da để giảm cảm giác khó chịu và giúp da phục hồi nhanh chóng.

Chăm sóc da bị kích ứng cơ bản

Một số phương pháp chăm sóc da cơ bản làm dịu da nhanh chóng chúng ta có thể thực hiện ngay khi bị kích ứng như:

  • Xông hơi: Việc xông hơi sẽ giúp cho lỗ chân lông được giãn nở và đào thải độc tố ra ngoài tốt hơn. Với tình trạng da bị kích ứng bạn nên thực hiện xông hơi 2-3 lần/tuần để đẩy nhanh quá trình hồi phục da. Ngoài da, bạn có thể kết hợp thêm cùng một số loại tinh dầu để giảm sưng, giảm viêm.
  • Chườm lạnh: Phương pháp chườm lạnh sẽ giúp vùng da bị kích ứng giảm đau, sưng và cam giác nóng rát.

Sử dụng các sản phẩm phục hồi và chăm sóc da bị kích ứng

Ngoài phương pháp trên bạn có thể kết hợp cùng các loại mặt nạ có chiết xuất từ thiên nhiên dịu nhẹ, lành tính hoặc một số sản phẩm bôi da đặc trị. Tốt nhất bạn nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần chống viêm, giảm sưng, kháng khuẩn và có công dụng phục hồi, bảo vệ làn da cũng sẽ giảm tình trạng kích ứng nhanh hơn.

Lưu ý trong quá trình chăm sóc da kích ứng

Trong quá trình chăm sóc da bị kích ứng bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Làm sạch bụi bẩn, lớp mỹ phẩm còn bám trên da. Có thể sử dụng nước muối natri clorua hoặc nước sạch và lấy khăn mềm lau khô.
  • Ngừng sử dụng các loại mỹ phẩm để da có thời gian phục hồi sau tổn thương.
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm lành tình không chứa các chất gây kích ứng da
  • Tuyệt đối không được tẩy tế bào chết khi da chưa phục hồi hoàn toàn.
  • Bạn có thể đến các spa chăm sóc da mặt để chăm sóc và phục hồi da hư tổn. Một số spa uy tín mà bạn có thể quan tâm như: Enbi Spa, Diva Spa, Taza Spa,…

Trên đây là những cách để chăm sóc da bị kích ứng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức chăm sóc da hữu ích với bạn.