Những lưu ý khi sử dụng lưới che nắng trong trồng trọt

Những lưu ý khi sử dụng lưới che nắng trong trồng trọt

Tại các nhà vườn hiện nay, lưới che nắng là loại vật tư gần như không thể thiếu. Tuy có cấu tạo khá đơn giản nhưng nếu dùng lưới che nắng không đúng cách sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cũng như năng suất cây trồng. Chính vì lý do này, ngay bây giờ MagazinesUSA sẽ chia sẻ cho bạn một vài lưu ý khi sử dụng lưới chắn nắng  trong trồng trọt sao cho hiệu quả nhất nhé.

Giới thiệu lưới che nắng nông nghiệp

Giới thiệu lưới che nắng nông nghiệp

Lưới che nắng là vật tư được cấu tạo bởi các liên kết sợi đan, thường là sợi nhựa PE. Trên thực tế, lưới che nắng có khá nhiều chủng loại khác nhau và chúng cũng có ứng dụng rất đa dạng. Trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực mà lưới chống nắng ứng dụng phổ biến nhất, đặc biệt là tại các nhà vườn.

Về cơ bản, lưới chống nắng cho cây trồng có công dụng chính đó là giảm ánh sáng trực tiếp từ mặt trời trong khu vực trồng trọt. Bên cạnh đó, lưới che nắng nông nghiệp còn được sử dụng để che chắn gió, mưa lớn hoặc ngăn chặn côn trùng bởi loại lưới này có sợi đan rất khít cũng như độ bền lý tưởng.

Phân loại lưới che nắng

Hiện nay, lưới chống nắng dùng trong trồng trọt khá đa dạng về mẫu mã, hình thức. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là hai loại: Lưới nông nghiệp sợi tròn và lưới che nắng nông nghiệp sợi dẹt.

Lưới che nắng sợi tròn

Lưới che nắng sợi tròn

Lưới chắn nắng nông nghiệp sợi tròn được tạo thành bởi liên kết giữa những sợi nhựa tròn. Các liên kết này tạo ra bề mặt lưới với nhiều lỗ thoát khí rất nhỏ, đủ để có thể cản được côn trùng, sâu bệnh nhưng vẫn có thể thoát nước tốt trong trường hợp trời mưa to.

Ưu điểm của loại lưới này đó là độ bền cao, có khả năng co dãn, đàn hồi rất tốt. Nhờ đó, ngoài mục đích che nắng, lưới nông nghiệp sợi tròn còn được dùng làm màn chắn gió, bảo vệ cây trồng.

Lưới chống nắng sợi dẹt

Khác với lưới che nắng sợi tròn, lưới chống nắng sợi dẹt được đan từ những sợi nhựa có hình dáng dẹt, mỏng. Loại lưới này thường có trọng lượng nhẹ hơn đáng kể so với hầu hết các sản phẩm lưới nông nghiệp khác. Vì thế, nếu chọn sử dụng lưới sợi dẹt, việc thi công, lắp đặt hay di chuyển bộ lưới cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Những loại cây cần dùng lưới che nắng

Những loại cây cần dùng lưới che nắng

Trên thực tế, trong rất nhiều trường hợp, lưới chống nắng sẽ là vật dụng không thể thiếu cho việc trồng trọt, canh tác. Ví dụ như: mô hình trồng cà chua, cà tím, dưa chuột, ớt, hay dưa hấu. Đây đều là những loại cây, rau rất dễ bị cháy nắng. Do đó, trong thời tiết mùa hè nắng gắt, nếu không sử dụng lưới chống nắng, khả năng phát triển và năng suất của các cây trồng kể trên sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Đặc biệt, tại các khu vườn ươm, loại lưới này chắc chắn là vật tư không thể thiếu. Lý do là bởi khi còn trong giai đoạn ươm, các loại hạt mầm hay cây con không thể chịu được nắng gắt. Vì thế, việc sử dụng lưới chống nắng nông nghiệp là điều bắt buộc phải làm, nhất là vào mùa hè.

Bên cạnh đó, một số loại cây ưa bóng khác cũng rất cần tới lưới chống nắng nông nghiệp đó là: cao su, hồ tiêu, hoa lan, hoa ly…

Ngoài ra, nếu không sử dụng lưới che, phần lá của nhiều loại cây trồng rất dễ bị cháy nắng, khô héo. Nguyên nhân là bởi khi trời nắng gắt, nhiệt độ cao, các lỗ khí ở mặt dưới lá cây phải liên tục thoát hơi nước để có thể làm mát. Nếu tình trạng này kéo dài, cây trồng sẽ mất nước, khô héo và thậm chí là chết cây.

Do vậy, lưới chống nắng nông nghiệp là vật dụng rất quan trọng trong trồng trọt, đặc biệt là tại những nơi có thời tiết nắng nóng.

Một số tiêu chí đánh giá chất lượng lưới chống nắng trong trồng trọt

Trên thực tế, chất lượng của lưới che nắng nông nghiệp mà ta sử dụng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, năng suất cây trồng. Vậy nên, khi tìm mua loại lưới này trong trồng trọt, mọi người nên lưu ý những tiêu chí sau:

  • Lưới che nắng cần được làm từ chất liệu chịu được thời tiết nóng ẩm đặc trưng tại nước ta.
  • Lưới có khả năng chịu nhiệt độ cao từ ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
  • Lưới có độ bền, sức co dãn, đàn hồi tốt.
  • Chất liệu lưới không bị ảnh hưởng hay biến chất khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu, phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp.
  • Mức độ che nắng của lưới phù hợp với nhu cầu ánh sáng của cây trồng.

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng và bí quyết chăm sóc hoa cát tường trong nhà

Lưu ý cần biết để sử dụng lưới che nắng hiệu quả

Lưu ý cần biết để sử dụng lưới che nắng hiệu quả

Mặc dù là một loại vật tư đơn giản, thế nhưng để sử dụng hiệu quả lưới che nắng, chúng ta sẽ cần phải chuẩn bị khá nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, bộ khung nhà vườn sẽ là thành phần quan trọng nhất.

Lưu ý khi lắp đặt

Để xây dựng một bộ khung vững chắc, mọi người có thể sử dụng các loại cọc gỗ, cọc sắt hoặc cọc bê tông. Nếu sử dụng cọc làm bằng chất liệu như sắt hoặc gỗ, chúng ta sẽ cần số lượng khá lớn, phân bố điều khắp bộ khung nhà vườn. Ngược lại, khi xây dựng bằng cọc bê tông, bộ hệ thống khung sẽ chắc chắn hơn, vì vậy, ta sẽ cần số lượng cọc ít hơn.

Sau khi đã dựng xong bộ khung, chúng ta sẽ bắt tay vào việc căng lưới. Về cơ bản, các loại lưới chống nắng nông nghiệp đều có trọng lượng khá nhẹ, vì thế, việc lắp đặt, cố định lưới khá là đơn giản, không tốn nhiều công sức cũng như yêu cầu kỹ thuật cao. Đặc biệt, các loại lưới che nắng nông nghiệp chất lượng đều có độ bền rất tốt. Vậy nên, mọi người hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài hoặc chủ động tháo dỡ để bảo quản ở những nơi phù hợp hơn.

Bảo quản lưới đúng cách

Sau khi sử dụng, cần bảo quản lưới che nắng đúng cách để đảm bảo tuổi thọ của lưới. Khi bảo quản lưới, cần chú ý các vấn đề sau:

  • Lưới chống nắng cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Lưới chốngnắng cần được bảo quản tránh xa các vật sắc nhọn.

Không sử dụng lưới che quá dày

Ngoài ra, khi sử dụng lưới chống nắng cho cây trồng, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Không sử dụng lưới che quá dày: Sử dụng lưới che nắng quá dày có thể khiến cây trồng bị thiếu ánh sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.

Không sử dụng lưới che quá lâu: Lưới che nắng sau một thời gian sử dụng sẽ bị lão hóa, giảm khả năng che phủ. Khi lưới che nắng bị lão hóa, cần thay lưới mới để đảm bảo hiệu quả sử dụng.

Kiểm tra lưới chống nắng thường xuyên: Cần kiểm tra lưới chống nắng thường xuyên để phát hiện và khắc phục các hư hỏng, đảm bảo lưới luôn trong tình trạng tốt.

Với những lưu ý trên, việc sử dụng lưới che nắng trong trồng trọt sẽ đạt hiệu quả cao, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao.

>> Xem thêm: Cách trồng rau trên sân thượng có mái che đơn giản

Lưu ý khi chọn mua lưới

Tuy nhiên, khi chọn mua lưới, mọi người cần lưu ý đến vấn đề kích cỡ. Nếu sử dụng những tấm lưới có kích cỡ quá nhỏ, toàn bộ nhà lưới của chúng ta sẽ cần rất nhiều điểm nối, chắp vá. Vì vậy, bạn nên ưu tiên sử dụng tấm lưới che nắng  có kích cỡ lớn. Cách tốt nhất để chúng ta cố định lưới theo khung cột đó là dùng ốc vít. Ngoài ra, mọi người cũng có thể buộc bằng dây dù, tuy nhiên, cách làm này khá rắc rối, tốn nhiều thời gian và hiệu quả cũng không cao.

Bên cạnh đó, chọn loại lưới chống nắng nào cũng là một vấn đề quan trọng mà ta cần quan tâm. Cần hiểu rằng, mỗi loại cây trồng sẽ cần lượng ánh sáng, nhiệt độ khác nhau. Căn cứ vào đó, ta có thể chọn mua và sử dụng loại lưới chống nắng có mức che phủ phù hợp cho cây. Một trong những địa chỉ cung cấp lưới nông nghiệp uy tín hàng đầu hiện nay là Hsia Cheng – công ty với hơn 50 năm kinh nghiệm sản xuất, phân phối lưới nông nghiệp. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm của Hsia Cheng tại: https://hsiachen.vn/

Có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng nhưng lưới che nắng nông nghiệp lại là vật tư không thể thiếu đối với nhiều mô hình trồng trọt. Qua những lưu ý trên đây, mong rằng mọi người sẽ hiểu hơn về lưới che nắng trong trồng trọt cũng như các kỹ thuật để có thể sử dụng loại vật tư này một cách hiệu quả để có thể giúp cây phát triển tốt,  tăng năng suất cho cây trồng.