Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số thế giới. Tự kỷ gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của nhiều trẻ, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của người khác. Việc nhận biết sớm dấu hiệu của tự kỷ là rất quan trọng. Để giải quyết vấn đề này, hãy cùng Magazine USA tìm hiểu các dấu hiệu của trẻ tự kỷ. Điều này sẽ giúp cho việc điều trị kịp thời và giúp trẻ sớm hòa nhập với cộng đồng.
Thế nào là bệnh tự kỷ?
Theo các chuyên gia cho biết thì tự kỷ là tình trạng rối loạn phát triển với mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng, xuất hiện trước 3 tuổi và có thể kéo dài suốt đời. Trẻ bị tự kỷ thường gặp các vấn đề liên quan đến tương tác xã hội, hành vi và ngôn ngữ và thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người xung quanh.
Bệnh này được cho là do rối loạn phát triển thần kinh và di truyền. Với tỷ lệ mắc bệnh đang tăng lên và ước tính 1/100 trẻ bị tự kỷ. Ngoài ra, bé trai có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn bé gái từ 4 – 6 lần.
Bật mí 10 dấu hiệu của trẻ tự kỷ mà bạn không nên bỏ qua
Dưới đây sẽ là 10 dấu hiệu giúp cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị tự kỷ:
Bất thường về khả năng ngôn ngữ
Đa phần trẻ bị tự kỷ gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp. Đây là dấu hiệu rõ ràng giúp phụ huynh phát hiện trẻ mắc phải hội chứng này. Theo đó một số trẻ chỉ có thể tạo ra những âm thanh đơn giản, tiếng kêu hoặc thậm chí mất hoàn toàn khả năng nói.
Ngoài ra, khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ tự kỷ chậm hơn so với bạn bè trang lứa. Hoặc trẻ thường xuyên sử dụng sai ngữ pháp hoặc ngữ nghĩa trong câu nói cũng có khả năng mắc phải bệnh tự kỷ.
>> Xem thêm: 8 mẫu xe scooter điện cho bé giúp bé phát triển, năng động hơn
Ít tiếp xúc với cộng đồng
Một trong các dấu hiệu của trẻ tự kỷ dễ nhận biết nhất là ít tiếp xúc với xã hội và mọi người xung quanh. Trẻ thường không thể tương tác bằng cử chỉ, điệu bộ và giao tiếp ánh mắt với người đối diện. Đồng thời có xu hướng tự cô lập và tránh né khỏi các tình huống giao tiếp xã hội.
Trẻ bị tự kỷ sẽ có mốc phát triển chậm hơn so với bình thường. Chẳng hạn như ở 3 tháng tuổi nhưng không cười và không có phản ứng sợ hãi khi gặp người lạ. Hoặc không phản ứng khi chuyển sang một môi trường mới ở 8 tháng tuổi. Khi nói chuyện hoặc giao tiếp với người khác (thậm chí là cha mẹ), trẻ cũng né tránh.
Ngoài ra, trẻ bị tự kỷ thường không thể nhận biết hoặc khó có thể phân biệt được những người quan trọng đối với cuộc sống của mình. Chúng không thể nhận ra được sự khác biệt giữa người thân và người xa lạ. Ví dụ như cha mẹ, ông bà, anh chị em và những người không quen biết đều giống nhau hoặc xem người thân như người dưng.
Chống đối xã hội
Dấu hiệu của trẻ tự kỷ có thể được nhận biết thông qua những hành vi chống đối. Trẻ có xu hướng phản đối và phản kháng lại những sự thay đổi trong môi trường xung quanh. Cụ thể các dấu hiệu này có thể là sự cáu gắt, nóng giận, bực tức hoặc thậm chí là hoảng sợ, lo lắng.
Đôi khi sự thay đổi vị trí của đồ dùng trong phòng cũng khiến trẻ hoảng loạn. Ngoài ra, việc thay đổi quần áo, kiểu tóc, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể gây ra cảm giác giận dữ, kích động ở trẻ bị tự kỷ.
Hành động chậm chạp
Một trong những dấu hiệu của trẻ tự kỷ mà cha mẹ cần chú ý là tốc độ di chuyển và hành vi của trẻ thường rất chậm. Do bị rối loạn trương lực cơ và giảm trương lực cơ toàn thân, nên khả năng vận động bị hạn chế. Bên cạnh đó, trẻ cũng thường xuyên từ chối các hoạt động thể chất hoặc bắt chước các hình thức vận động cũng là dấu hiệu của bệnh tự kỷ.
Trong một số trường hợp, trẻ bị tự kỷ có thể có những hành động lạ lùng. Chẳng hạn như xoay đầu, nhăn nhó mắt, đập đầu, xoắn vặn bàn tay,… Tuy nhiên, các hành động này thường diễn ra chậm chạp và khó khăn.
Cô lập bản thân
Thường thì trẻ em rất thích chơi đùa hoặc tìm đến những nơi vui chơi, giải trí đông người. Tuy nhiên, trẻ bị tự kỷ lại có xu hướng muốn ở một mình. Đồng thời tự cô lập bản thân khỏi xã hội bên ngoài. Bên cạnh đó trẻ cũng thích ở trong phòng tách biệt cùng với những đồ vật quen thuộc.
Do đó, bạn sẽ thường thấy những trẻ tự kỷ luôn mang theo các đồ vật đặc biệt. Nếu ai đó lấy mất “người bạn” của trẻ và thay thế chúng bằng đồ vật khác, thì trẻ sẽ có xu hướng kích động và phản ứng mạnh mẽ. Trẻ có thể la hét, khóc hoặc gây tổn thương cho chính mình. Thậm chí có trường hợp hành hung người khác, sau đó trở nên im lặng và tuyệt vọng.
Vấn đề về trí tuệ
Thông thường, trẻ em mắc bệnh tự kỷ có sự thiếu sót về mặt trí tuệ. Theo thống kê, có hơn 40% trẻ em tự kỷ có chỉ số IQ dưới 55. Khoảng 30% trẻ mắc bệnh này bị chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ.
Mỗi trường hợp trẻ tự kỷ sẽ có những thiếu sót khác nhau về trí tuệ và ngôn ngữ. Chỉ khoảng 30% trẻ tự kỷ phát triển bình thường về trí tuệ. Ngoài ra vẫn có trường hợp trẻ tự kỷ trở thành “thần đồng”.
>> Xem thêm: Dạy tiếng Anh cho bé mầm non: Có lợi hay có hại?
Gắn bó quá mức với một thứ nào đó
Trẻ bị tự kỷ thường có xu hướng kết nối một cách bất thường với đồ vật cụ thể. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có cảm giác thân quen với những đồ vật vô tri vô giác hơn là với con người hoặc động vật khác.
Trẻ dành sự quan tâm đến các chi tiết và hình thức đặc biệt của đồ vật mà không quan tâm quá nhiều đến công dụng thực sự của nó. Đôi khi trẻ còn có hành động như ngửi hoặc liếm vào các đồ vật đó.
Hành vi lặp lại thường xuyên
Những đứa trẻ bị tự kỷ thường có khuynh hướng “định hình hoạt động vận động”. Ví dụ như lặp đi lặp lại các hành vi quen thuộc. Ngay từ khi còn bé, trẻ đã có thể ngồi chơi với bàn tay của mình trong khoảng 6 tháng đầu đời và thường lắc lư thân mình hoặc lắc đầu. Ngoài ra, một số trẻ có thể có những hành vi bị như: Ngửi đồ vật, hít hơi, liếm thức ăn,…
Khi bị tự kỷ, trẻ cũng có xu hướng chậm phát triển chức năng xã hội và khám phá thế giới. Cách chơi đùa của trẻ bị hạn chế, cứng nhắc và thiếu sự sáng tạo, đa dạng về ý tưởng và khả năng tưởng tượng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ tự kỷ lại có sức sáng tạo vượt trội hơn cả người lớn. Nhưng trường hợp này rất hiếm gặp và tỷ lệ chỉ khoảng 1/10000.
Khả năng ăn uống bị rối loạn
Rối loạn ăn uống thường là dấu hiệu cho thấy nhiều loại bệnh, trong đó bao gồm cả tự kỷ. Các triệu chứng chán ăn, không thích ăn, rối loạn động tác như mút, nôn mửa, buồn nôn thường xuất hiện ở trẻ bệnh tự kỷ ở giai đoạn đầu.
Đối với những trẻ có độ tuổi lớn hơn, chúng có thể duy trì thói quen ăn uống thoái hoá. Ví dụ như chỉ ăn các loại thức ăn đã được xay nhuyễn, băm nhỏ, chế biến từ sữa,…
Thực hiện nhiều hành động kỳ lạ
Một dấu hiệu của trẻ tự kỷ mà phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết đó là những hành vi lạ thường mà trẻ thực hiện. Ví dụ như trẻ có thói quen chạy vòng tròn, đu đưa thân người, đi bằng ngón chân, đi từng bước chậm rãi, lắc lư,… Những hành vi này thường là tự chủ và nó có thể xảy ra liên tục hoặc bị gián đoạn bằng các tư thế kỳ lạ.
Trong một số trường hợp, trẻ sẽ có những hành vi tự làm tổn thương, gây thương tích cho chính mình. Ví dụ như: Cắn môi, tự đập đầu, tự cắn vào tay chân, tự cào cấu, nhổ tóc, gãi đầu,…
>> Xem thêm: Cận 2 độ là nặng hay nhẹ? Có cần đeo kính cận hay không?
Lời kết
Tự kỷ là một rối loạn phức tạp, nhưng can thiệp sớm có thể giúp trẻ phát triển tốt hơn và hòa nhập tốt hơn với xã hội. Nếu bạn nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của tự kỷ, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Lời khuyên:
- Quan sát trẻ thường xuyên: Hãy chú ý đến các hành vi và biểu hiện của trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.
- So sánh trẻ với các bạn cùng lứa: Hãy so sánh khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của trẻ với các bạn cùng lứa. Nếu trẻ có những khác biệt rõ rệt, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.
- Đăng ký các lớp học và chương trình hỗ trợ trẻ tự kỷ: Có rất nhiều lớp học và chương trình hỗ trợ trẻ tự kỷ có sẵn. Hãy tìm hiểu các chương trình phù hợp với nhu cầu của trẻ.
Bằng cách nhận biết sớm dấu hiệu của tự kỷ và can thiệp kịp thời, bạn có thể giúp trẻ phát triển toàn diện và đạt được tiềm năng của mình.