Củ dền đỏ được sử dụng trong nhiều món ăn, là nguyên liệu tươi ngon có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Sử dụng dền đỏ thường xuyên giúp cơ thể hạn chế đột quỵ, hỗ trợ chữa bệnh thiếu máu và tim mạch. Để hiểu chi tiết về dền đỏ và kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc loại thực phẩm này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Đôi nét về củ dền đỏ và lợi ích của nó
Củ dền đỏ là một trong những loại củ cải ngọt phổ biến tại vùng Bắc Trung Mỹ. Có hai loại dền đỏ trung tự nhiên là củ thân dài và củ thân tròn. Màu đỏ của dền đỏ được tạo thành bởi sự kết hợp giữa Betasanthin và Betacyanin. Cả lá và thân của củ dền đỏ đều chứa nhiều Vitamin, sắt, các chất Calci, Magnesi, Phosphor, Natri… Loại thực phẩm này thường được khuyên dùng cho những người thiếu máu hay mắc các bệnh về tim mạch.
Để trồng củ dền đỏ phát triển tốt và có nhiều chất dinh dưỡng cần chuẩn bị môi trường sinh trưởng thuận lợi cho chúng. Đây là loại cây ưa sáng nên cần được trồng ở những nơi được chiếu sáng trực tiếp. Chẳng hạn như sân vườn, ban công, ruộng… là những khu vực nhiều ánh sáng giúp cây phát triển toàn diện. Mặc dù củ dền trồng trong bóng râm cũng có thể phát triển nhưng sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây.
Nhiệt độ lý tưởng để dền đỏ sinh trưởng tốt là từ 18 độ C đến 23 độ C. Địa phương vừa nhiều nắng lại có nhiệt độ mát mẻ không nhiều, khu vực trồng dền đỏ nổi tiếng nhất nước ta là Đà Lạt. Nếu bạn ở miền Bắc cũng có thể tiến hành gieo trồng củ dền đỏ và mùa thu và mùa xuân.
Kỹ thuật trồng dền đỏ đạt hiệu quả và năng suất cao
Để trồng bất cứ loại cây nào đạt hiệu quả tốt cũng cần có kỹ thuật nhất định. Tham khảo kỹ thuật trồng củ dền đỏ cho ra năng suất cao dưới đây.
Chuẩn bị đất và các dụng cụ
Củ dền đỏ là loại cây khá dễ trồng, chỉ cần cung cấp môi trường có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp là cây sẽ phát triển tốt. Bạn chỉ cần lựa chọn loại đất thịt hoặc đất pha giàu dinh dưỡng là cây đã có thể phát triển tốt. Đất trồng dền đỏ có thể trộn thêm trấu, phân hữu cơ, trùn quế để tăng độ tơi xốp, dinh dưỡng cho cây trồng.
Nếu có điều kiện thì nên phơi ải dưới ánh nắng để loại bỏ mầm bệnh trong đất, hạn chế khả năng cây trồng bị nhiễm bệnh khi gieo vào đất. Trường hợp trồng củ dền đỏ tại nhà mà không có đất trồng sẵn thì bạn nên mua đất tại cửa hàng chuyên cung cấp dụng cụ trồng cây. Đất tại cửa hàng đều là loại được tuyển chọn kỹ càng với độ phì nhiêu cao.
Chuẩn bị hạt giống
Củ dền đỏ không phải loại cây nội địa của Việt Nam nhưng từ khi du nhập vào nước ta đã dần trở nên phổ biến. Hạt giống của củ dền đỏ hiện nay được bày bán phổ biến tại các cửa hàng hạt giống với các gói khác nhau. Tùy vào nhu cầu gieo trồng thực tế mà bạn có thể chọn gói hạt giống có trọng lượng phù hợp. Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc chọn hạt giống củ dền đỏ bạn hãy tham khảo từ chính người bán để chọn được loại hạt tốt nhất.
Ngâm ủ hạt giống và gieo hạt
Để trồng củ dền đỏ năng suất cao thì cần ngâm ủ hạt giống trước khi tiến hành gieo hạt. Nên lựa chọn nơi trồng có khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng để không gây ảnh hưởng đến quá trình cây phát triển. Các bước ngâm ủ và gieo hạt giống dền đỏ như sau.
Bước 1: Tiến hành ngâm hạt giống với nước ấm ở nhiệt độ 40 độ C khoảng 3 – 4 tiếng. Sau đó cho hạt giống vào khăn ẩm và để ủ qua đêm. Sau khi hạt giống nứt lanh thì bạn có thể tiến hành gieo hạt.
Bước 2: Ươm các hạt giống củ dền đỏ đã ủ và các bầu hoặc vỉ. Mỗi bầu và vỉ chứa tầm 3 đến 4 hạt, cho tới khi cây đã cao được khoảng 2 cm thì tiến hành tách ra gieo trồng.
Bước 3: Tạo trên khoảng đất gieo trồng các lỗ trống cách nhau từ 20 cm đến 25 cm. Cho các cây củ dền đỏ đã nhú vào từng hốc cây, phủ một lớp đất mỏng và tưới nước hàng ngày để duy trì độ ẩm. Nên chọn khu vực gieo trồng nhiều nắng để cây phát triển tốt nhất.
Ngâm ủ hạt giống là cách giúp hạt nảy mầm nhanh hơn so với gieo trồng trực tiếp. Bạn hoàn toàn có thể gieo trực tiếp hạt củ dền đỏ xuống phần đất đã được làm ẩm và cung cấp nhiều dinh dưỡng. Hạt giống sau một thời gian sẽ nứt lanh và nảy mầm ngay trong đất. Chỉ cần chú ý duy trì độ ẩm cần thiết và không lấp đất quá dày lên hạt là cây có thể nảy mầm sau khoảng 1 tuần.
Kỹ thuật chăm sóc củ dền đỏ tránh sâu bệnh
Củ dền đỏ sau khi nhú mầm thì cần có kỹ thuật chăm sóc riêng để đạt được điều kiện ý tưởng nhất, phát triển toàn diện hơn.
Chăm sóc cây khi vừa gieo hạt: Sau khi gieo hạt cần chú ý tưới giúp hạt giống có đủ độ ẩm. Thời điểm thích hợp nhất để tưới nước cho dền đỏ là buổi sáng hoặc chiều tối. Không nên tưới quá nhiều vì có thể gây ngập úng cho cây. Giai đoạn vừa gieo hạt, củ dền đỏ vẫn chưa cần cung cấp nhiều ánh sáng nên bạn có thể để chúng ở trong bóng râm. Bên cạnh đó, đây là thời gian nhạy cảm nhất của cây, vì vậy cây giống nên được che chắn một cách an toàn nhất để tránh các loại côn trùng gây hại đến cây. Một số vật liệu như lưới chống côn trùng mà các bạn có thể tham khảo tại: hsiachen.vn
Chăm sóc khi cây bắt đầu phát triển: Thời gian tưới nước khi củ dền đỏ bắt đầu phát triển là vào sáng sớm và chiều tối mỗi ngày. Nếu độ ẩm không khi tăng cao, thời tiết mưa nhiều thì nên cắt giảm lượng nước để tránh ngập ứng. Sau khi cây nảy mầm được 10 đến 15 ngày bạn có thể bón phân hòa tan để cây có nhiều dinh dưỡng hơn. Sau khoảng 10 ngày đến 15 ngày nữa tiếp tục bón phân NPK và làm cỏ ở khu vực xung quanh cây trồng.
Củ dền đỏ là loài cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, chỉ trong 1 đến 2 tháng là có thể thu hoạch được. Bạn nên cần căn cứ vào tình hình phát triển thực tế của cây để lựa chọn thời điểm thu hoạch tốt nhất. Nếu thu hoạch quá sớm thì cây dễ bị già hóa, giảm hàm lượng dinh dưỡng và mất hương vị thơm ngon.
Nội dung bài viết trên đã giới thiệu tới bạn kỹ thuật trồng dền đỏ và cách chăm sóc để cây cho ra năng suất tốt. Chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật bạn sẽ có được một mùa dền đỏ bội thu với chất lượng hoàn hảo nhất. Lựa chọn củ dền đỏ để trồng phục vụ cho gia đình hoặc kinh doanh nông sản đều rất phù hợp.